"Siêu trăng" lần thứ 2 kéo dài trong 3 ngày, kể từ ngày 13/7. Trong thời gian đó, nó quan sát được ngay từ lúc hoàng hôn và "tròn vành vạnh" sau 9 giờ tối.
"Siêu trăng" lần thứ 2 đạt đỉnh khi ở đúng cận điểm và nhiều quốc gia trên thế giới có thể ngắm được, với độ sáng hơn bình thường tới 30%.
Với "siêu trăng" sắp tới xuất hiện trong tháng 8 này, giới thiên văn học dự báo nó sẽ không quá sáng như "siêu trăng" 2, và có thể chỉ thật rõ ràng trong 2 ngày, sau tuần thứ nhất của tháng.
"Siêu trăng" không phải là một thuật ngữ thiên văn chính thống, mà là một dạng biệt danh được các nhà khoa học đặt cho các lần trăng tròn to bất thường.
Giới thiên văn học cũng cho biết, dù là hiện tượng thiên nhiên khá độc đáo nhưng cũng không thể vì thế mà coi là bất thường, khi nó không gây ra bất cứ khác lạ nào cho Trái đất.