Trong phiên bản Anh hùng xạ điêu năm 1983, khán giả tinh ý sẽ phát hiện ra từ thời cổ trang Quách Tĩnh đã sở hữu đồng hồ thời trang hiện đại.
Bản kinh điển nhất của Thủy Hử được sản xuất từ năm 1986 với kinh phí hạn hẹp nên các đạo cụ chưa được tinh tế. Tiêu biểu là chú hổ do Võ Tòng đánh bại ai cũng nhận ra là thú nhồi bông. Nhưng gây cười hơn cả ở cảnh này lại chính là chiếc xe đạp để ở phía xa.
Ở một cảnh khác trong Thủy Hử, nhiều bóng đèn điện xuất hiện lộ liễu trên trần nhà.
Có lẽ vì chiếc áo cổ trang quá mỏng nên Trương Vệ Kiện đành diện thêm áo ba lỗ ở trong cho kín đáo. Nhưng chính chiếc áo này lại quá lệch lạc so với khung cảnh cổ của cả bộ phim.
Khán giả phát giác nam diễn viên quần chúng đang mặc áo thể thao in logo xịn trong thời Dân Quốc.
Không biết là vô tình hay cố ý mà hộp sữa đầy đủ nhãn hiệu lại "chình ình" trong khung hình có bối cảnh thời xưa.
Trong phim "Thái bình công chúa sử", cảnh Hoàng đế gặp binh biến bị áp giải khiến người xem không khỏi bật cười vì chiếc còng tay như sắp rớt ra khỏi cổ tay diễn viên.
Chú ngựa chiến mà vị thiếu hiệp này đang cưỡi có lẽ được đoàn phim mượn tạm của trang trại nào đó nên vẫn còn nguyên số hiệu đánh dấu ngay trên cổ.
Một lon nước ngọt vô duyên cũng đủ để phá hỏng cả bối cảnh cổ trang của phim.
Hay đôi khi "thủ phạm" tố cáo sự cẩu thả của đoàn phim lại là những ổ điện quên che chắn.
Có những đồ vật hiện đại to lớn hơn đến nỗi ê kíp không giấu đi nổi và vẫn lọt vào khung cảnh như chiếc cầu bê tông hiện đại này.
Những cảnh đâm chém vốn phổ biến trong phim cổ trang có khi khiến người xem thở dài ngán ngẩm vì máu một nơi vết thương một nẻo.
Dù diễn viên vẫn "diễn sâu" nhưng khó mà chấp nhận được hai ngón tay trong cảnh phim này bị đứt lìa. Nhìn từ góc độ nào đi nữa khán giả cũng chỉ thấy diễn viên đang gập ngón tay vào trong mà thôi.
Hậu trường hài hước phim cổ trang.