Chọn người kế thừa
Có một vị đại sư trước khi lâm chung đã tiến hành tìm người kế thừa mình. Ông cho gọi hai đồ đệ đến và bảo họ vào rừng tìm một chiếc lá cây hoàn mỹ nhất đem về cho mình.
Đại đồ đệ đem về một chiếc lá không được đẹp cho lắm. Người này nói: "Con không tìm được chiếc lá hoàn mỹ nhất nên đem chiếc lá có thể xem là hoàn chỉnh này về."
Đồ đệ thứ hai vẫn cứ băn khoăn về việc tìm cái lá hoàn mỹ nhất. Người này đi loanh quanh trong rừng rất lâu cuối cùng vẫn trở về tay trắng và nói với sư phụ của mình rằng: "Lá cây trong rừng rất nhiều nhưng con không tìm được cái lá nào hoàn mỹ."
Vị đại sư không nói năng gì, chọn đại đệ tử làm người kế thừa mình.
Tại sao lại như vậy?
Bởi vì trên đời này vốn dĩ không có chiếc là nào hoàn mỹ, nếu chỉ nhìn vào những thiếu khuyết của sự vật mà truy đến cùng, thì đó là biểu hiện của sự thấp kém.
Làm người cũng vậy, chúng ta chỉ là những người bình thường, ai cũng có nhược điểm, nếu lúc nào cũng yêu cầu người khác toàn mỹ, có thể xem đó là hành vi phi đạo đức, không có sự tu dưỡng về mặt đạo đức.
Ảnh minh họa.
Thế nào là tu dưỡng đạo đức?
Một người chỉ biết soi mói vào sai lầm của người khác không chịu bỏ qua, không chịu buông tha, thậm chí là phóng đại nhược điểm của người khác chủ yếu để thể hiện cảm xúc và cảm giác hơn người của bản thân, đó chính là mẫu người không có sự tu dưỡng về đạo đức.
Ngược lại, những người thực sự có tu dưỡng, họ đều biết thấu hiểu, thông cảm và bao dung.
Cũng giống như Khổng Tử nói: "Quân tử hòa nhi bất đồng, tiểu nhân đồng nhi bất hòa".
Câu này ý chỉ rằng người quân tử có thể duy trì bầu không khí hài hòa, hòa hợp với những người xung quanh nhưng với tất cả mọi việc, họ đều có quan điểm cách nhìn và cách xử lý độc lập chứ không hùa theo đám đông.
Còn kẻ tiểu nhân thì người lại, họ không có quan điểm chính kiến riêng, mặc dù thường xuyên duy trì thể "thống nhất" với người khác nhưng trên thực tế, họ không thực sự tìm kiếm sự hòa hảo chân chính.
Tiếp nhận sự thiếu sót của người khác
Đề cập đến vấn đề tiếp nhận nhược điểm của người khác, tôi chợt nhớ đến cuốn hồi ức "Ba chúng tôi" của tác giả người Trung Quốc Dương Giáng.
Trong cuốn hồi ký này có những đoạn như sau:
Tiền Trung Thư chuyên tâm học hành, nghiên cứu, việc trong nhà hầu như ông không biết gì, cũng chẳng mấy bận tâm.
Có một lần, Tiền Trung Thư nói: "Anh làm đổ mực, khăn trải bàn bị bẩn hết rồi."
Dương Giáng nói: "Không sao, em sẽ giặt."
Tiền Trung Thư không tin, ông nói: "Đó là mực đen đấy."
Dương Giáng nói: "Mực đen cũng có thể rửa được."
Có lần khác, Tiền Trung Thư nói ông làm vỡ đèn bàn, Dương Giáng cũng nói ông đừng lo, bà có thể sửa.
Chính bởi lẽ tiếp nhận khuyết điểm của đối phương hết lần này đến lần khác mà vợ chồng Dương Gián mới có được cuộc hôn nhân viên mãn và hòa hợp cho đến cuối đời cũng như sức hấp dẫn về nhân cách, luôn được mọi người kính nể.
Khi bạn nhìn vào những điểm chưa hoàn mỹ của người khác và có thể tiếp nhận một cách thực sự;
Khi bạn ý thức được rằng không hoàn mỹ trước giờ là bản chất của cuộc sống;
Khi bạn hiểu rõ không can thiệp vào việc của người khác mới là đức tính đẹp đẽ nhất;
Bạn sẽ phát hiện ra rằng, làm một người có tu dưỡng về đạo đức thực ra chỉ đơn giản như vậy mà thôi!