Rùng mình mục sở thị cảnh công nhân chăm sóc chúa sơn lâm

TRƯỜNG HÙNG |

Đằng sau chuồng sắt lạnh rộng lớn đến ghê người – chứa hổ, sư tử, gấu…, những công nhân chăm sóc thú dữ tại Vườn thú Hà Nội vẫn miệt mài với công việc, bất chấp hiểm nguy rình rập.

Video: Cận cảnh quy trình chăm sóc những ông ba mươi và câu chuyện về sự cố đáng tiếc khi bị hổ vồ.

Rùng mình mục sở thị cảnh công nhân chăm sóc chúa sơn lâm - Ảnh 2.

Cứ đúng 8h sáng, anh Nguyễn Quang Phúc - Tổ trưởng Tổ Thú dữ - Vườn thú Hà Nội lại mở cánh cửa sắt cao gấp hai đầu người đi vào khu vực nuôi nhốt thú.

photo-2

Rùng mình mục sở thị cảnh công nhân chăm sóc chúa sơn lâm - Ảnh 4.
Rùng mình mục sở thị cảnh công nhân chăm sóc chúa sơn lâm - Ảnh 5.

Phía bên trong, có khoảng 8 chuồng nuôi nhốt các cá thể hổ, sư tử, gấu chó, gấu ngựa. Thấy tiếng động, bầy thú dữ liền gầm rú, tiếng chúa sơn lâm vang dội vào trần nhà khiến bất cứ ai lần đầu đặt chân vào đây đều nổi gai ốc.

Rùng mình mục sở thị cảnh công nhân chăm sóc chúa sơn lâm - Ảnh 6.
Rùng mình mục sở thị cảnh công nhân chăm sóc chúa sơn lâm - Ảnh 7.
Rùng mình mục sở thị cảnh công nhân chăm sóc chúa sơn lâm - Ảnh 8.

Anh Phúc nhắc chúng tôi đi cách cửa chuồng 1m để đề phòng các loài thú dữ quờ chân vả vào người. Buổi trực hôm nay có 5 người, gồm 1 bác sĩ thú y và 4 công nhân chăm sóc thú.

Rùng mình mục sở thị cảnh công nhân chăm sóc chúa sơn lâm - Ảnh 9.
Rùng mình mục sở thị cảnh công nhân chăm sóc chúa sơn lâm - Ảnh 10.

Những người công nhân này được tuyển chọn kỹ càng theo 2 tiêu chí, một là khỏe mạnh – vì công việc này rất nặng nhọc, hai là nhanh nhẹn – để linh hoạt ứng xử đối với những tình huống không may xảy ra khi tiếp xúc với thú dữ.

photo-10

Hai công nhân hợp thành một cặp, một người hạ quả đối trọng để kéo cánh cửa sắt nặng hàng trăm cân, một người quan sát xem thú đã ra chuồng hay chưa.


Rùng mình mục sở thị cảnh công nhân chăm sóc chúa sơn lâm - Ảnh 12.

Sau khi thú dữ đã ra khu trưng bày, quả đối trọng lại từ từ được nâng lên để hạ cánh cửa sắt, họ bắt đầu công việc quét dọn chuồng. Mùi mồ hôi xồng xộc xốc lên mũi, nếu ai chưa quen thì có thể nôn thốc nôn tháo ngay từ lần đầu. Anh Quang chia sẻ, đó là mùi đặc trưng ở các loài thú dữ, các công nhân ở đây làm đã lâu nên đều quen cả.

Rùng mình mục sở thị cảnh công nhân chăm sóc chúa sơn lâm - Ảnh 13.

Dọn dẹp xong, cánh cửa sắt ngăn hành lang với chuồng được khóa kỹ càng, một người khóa, một người kiểm tra. Lúc này, thú dữ lại được dồn vào chuồng theo hiệu lệnh tiếng chuông đã được huấn luyện từ trước.

photo-2

Để giữ gìn tập tính hoang dã (săn bắt mồi, leo trèo...) của chúng, các nhà huấn luyện thú giấu thức ăn, hoặc treo thức ăn trên cao để bắt con thú phải đi tìm. Do đó, thú dữ không hình thành thói quen ỷ lại mà còn ngày càng thêm khỏe mạnh.

photo-3

Nói thêm về công việc chăm sóc thú dữ, anh Quang vã mồ hôi chia sẻ: "Phải tuyệt đối an toàn". Đây là câu cửa miệng và là nguyên tắc bất di bất dịch mà nhân viên nào ở đây cũng phải biết.

photo-4

Bởi mỗi một loài thú, một con thú đều có tập tính khác nhau, có con nhút nhát, có con ham ăn. Dẫu có chăm sóc nó nhiều năm nhưng nếu không may sơ sảy thì người đó sẽ phải trả giá bằng cánh tay hoặc thậm chí là cả tính mạng.

photo-5

Do đó, các nhân viên ở đây đều tiếp xúc gián tiếp qua chuồng chứ không được tiếp xúc trực tiếp với thú. Trong trường hợp thú bị ốm, các công nhân sẽ phối hợp đưa thú vào cũi để tiến hành thăm khám.

photo-6

Nhờ thực hiện đầy đủ các yêu cầu nghiêm ngặt đó, đến nay, Vườn thú Hà Nội chưa gặp sự việc nào đáng tiếc xảy ra.


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại