Rùng mình hồ nước cổ chứa đầy xương người giữa 'lưng chừng trời' khiến giới khoa học đau đầu

Minh Nhật |

Bí ẩn về hồ nước cổ chứa đầy xương người của Ấn Độ trên dãy Himalaya vẫn chưa được giải đáp suốt 80 năm qua kể từ khi được phát hiện.

Hồ Roopkund trên dãy Himalaya chứa đựng một bí ẩn khiến giới khoa học đau đầu

Hồ Roopkund trên dãy Himalaya chứa đựng một bí ẩn khiến giới khoa học đau đầu

Theo đó, hồ Roopkund đã khiến các nhà khoa học đau đầu trong gần 80 năm sau khi phát hiện bởi một nhân viên kiểm lâm người Anh vào năm 1941.

Hồ nằm ở độ cao 5.029 mét trên mực nước biển, mở rộng và thu nhỏ lại theo mùa. Khi nó thu nhỏ lại sẽ để lộ khoảng 800 bộ xương người dường như đã được an nghỉ trong lòng hồ.

Hiện vẫn chưa rõ, vì sao và làm cách nào những bộ xương người này lại nằm trong hồ nước này.

Rùng mình hồ nước cổ chứa đầy xương người giữa lưng chừng trời khiến giới khoa học đau đầu - Ảnh 1.

Không rõ vì sao hàng trăm bộ xương người lại nằm dưới lòng hồ.

Hàng chục nhóm nhà nghiên cứu đã cố gắng làm sáng tỏ lý do đằng sau những bộ hài cốt này trong suốt hàng chục năm.

Một giả thuyết cho rằng, dường như đã có một nền văn minh địa phương bị xóa sổ bởi 1 trận đại hồng thủy và những bộ xương trong lòng hồ là các nạn nhân của thảm họa này.

Một giả thuyết khác cho rằng những bộ xương là một đội quân đã chết trong trận chiến khi hồ Roopkund cạn nước.

Gợi ý thứ ba cho rằng đó là nơi chôn cất của một ngôi làng địa phương bị dịch bệnh.

Tuy nhiên, nghiên cứu mới nhất đã chỉ ra rằng không có giả thiết nào trong số những giả thiết trên có thể là sự thật.

Các nhà nghiên cứu từ 16 tổ chức khác nhau trên khắp hành tinh đã phân tích một số hài cốt và nhận thấy sự đa dạng di truyền thông qua các bộ xương rất đa dạng.

Rùng mình hồ nước cổ chứa đầy xương người giữa lưng chừng trời khiến giới khoa học đau đầu - Ảnh 2.

Bí ẩn về những bộ xương dưới lòng hồ Roopkund vẫn chưa có lời giải

Điều này cho thấy những bộ xương dưới lòng hồ Roopkund có nguồn gốc khác nhau.

Ví dụ, một số bộ xương được tìm thấy giống với những người sống ở Đông Nam Á, trong khi những người khác giống với người châu Âu ngày nay, đặc biệt là những người trên đảo Crete của Hy Lạp.

Hơn nữa, không có vũ khí nào được tìm thấy bên cạnh những bộ xương hoặc xung quanh đó. Điều này loại trừ khả năng họ chết vì chiến trận.

Các bộ xương có cả nam và nữ. Một số người thậm chí chết cách nhau hơn 1.000 năm, theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Communications.

Ông Eadaoin Harney, tác giả chính của nghiên cứu và là nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Harvard cho biết, hiện vẫn chưa có bất kỳ lời giải thích nào phù hợp liên quan đến cái chết của những người trong lòng hồ Roopkund.

"Hiện vẫn chưa rõ điều gì đã xảy ra ở hồ Roopkund, nhưng giờ đây chúng tôi có thể chắc chắn rằng cái chết của những người này không thể giải thích bằng một sự kiện duy nhất. Chúng tôi vẫn đang tìm kiếm câu trả lời", ông Harney cho biết.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại