Rúng động 'vụ bê bối máu bẩn' ở Anh

Thu Thủy |

Tháng 5 này, nhiều tin tức về các sự kiện quốc tế quan trọng lần lượt ập đến thực sự khiến người ta choáng váng. Tuy nhiên, trong số những sự kiện trọng đại này, có một tin còn gây chấn động hơn, đó chính là “vụ bê bối máu bẩn” ở Anh.


Rúng động 'vụ bê bối máu bẩn' ở Anh- Ảnh 1.

Thủ tướng Anh Sunak cúi đầu xin lỗi quốc dân

Ngày 20/5 vừa qua, Vương quốc Anh đã công bố báo cáo dữ liệu về “sự kiện máu nhiễm bẩn ”. Kết quả điều tra cho thấy số người nhiễm bệnh đã lên tới 30.000, số người chết đã vượt quá 3.000 và vẫn đang tăng lên. Cần biết rằng, tổng dân số nước Anh chỉ hơn 60 triệu người nên ảnh hưởng của vụ việc này có thể tưởng tượng được nghiêm trọng đến mức nào.

Thủ tướng Anh Sunak gọi ngày 20/5 là “ngày nhục nhã của nước Anh” vì vụ bê bối máu nhiễm bẩn khiến hàng chục nghìn người nhiễm HIV-AIDS và virus viêm gan C được xác nhận là “sự thất bại và thiếu sót công minh trong quản lý” của các chính phủ kế nhiệm. Ông Sunak đã xin lỗi người dân trước Quốc hội và hứa sẽ bồi thường cho các nạn nhân bằng mọi giá.

Vụ bê bối máu nhiễm bẩn này được gọi là thảm họa tồi tệ nhất về chế độ chăm sóc sức khỏe trong lịch sử (NHS) Vương quốc Anh. Chính quyền Anh đã xây dựng kế hoạch “bồi thường toàn diện” cho các nạn nhân và người thân, dự kiến tổng trị giá hơn 10 tỷ bảng Anh.

Thủ tướng Sunak nói trong bài phát biểu tại Hạ viện: “Thay mặt chính phủ hiện nay và mọi chính phủ kể từ những năm 1970, tôi rất xin lỗi... Tôi muốn bày tỏ sự hối tiếc sâu sắc và lời xin lỗi rõ ràng về sự bất công khủng khiếp này”. Tuy nhiên, truyền thông Anh không chấp nhận điều này và cực lực phê phán vụ việc là “phản bội” và “dối trá”, gọi đây là “thảm họa y tế tồi tệ nhất” trong lịch sử nước Anh.

Tuy nhiên, không thể không nhắc tới việc cung cấp máu của Mỹ. Dữ liệu cho thấy Mỹ cung cấp tới 70% lượng máu hiến tặng của toàn thế giới. Theo dữ liệu, doanh thu từ xuất khẩu máu của Mỹ lên đến 43 tỷ USD vào năm 2022, trở thành một ngành công nghiệp quan trọng hỗ trợ nền kinh tế. Vậy, việc cung cấp máu ở Mỹ đã bắt đầu như thế nào?

Để khuyến khích người hiến máu, họ quảng cáo có thể được nhận 40 USD cho một lần hiến máu. Điều này rất hấp dẫn đối với những người nghèo khổ, sống khó khăn. Dần dần, các cơ sở y tế đã thiết lập nhiều trạm hiến máu ở các khu ổ chuột để chuyên nhận máu của những người nghèo.

Tuy nhiên, điều thực sự mang lại nguồn máu lại là… các nhà tù ở khắp nước Mỹ. Ở những nơi đó, hàng ngàn tù nhân có thể trở thành người hiến máu miễn phí. Các tổ chức y tế Mỹ tìm đến và bắt đầu cái gọi là “hợp tác” với các nhà tù lớn và một chuỗi cung cấp máu đã hình thành.

Rúng động 'vụ bê bối máu bẩn' ở Anh- Ảnh 3.

Ba ngàn người mắc bệnh máu ở Anh đã chết vì máu nhiễm bẩn nhập từ Mỹ

Vụ bê bối máu nhiễm bẩn ở Anh bắt đầu từ những năm 1970 đến đầu những năm 1990. Vào thời điểm đó, Anh đang gặp khó khăn trong việc tự túc hiến máu, đã tìm đến đồng minh Mỹ để được giúp đỡ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng.

Tuy nhiên, một số đơn vị máu nhập khẩu này được lấy từ những người hiến máu có nguy cơ cao như tù nhân và người nghiện ma túy, dẫn đến một số máu bị nhiễm HIV-AIDS và virus viêm gan C.

Sự kiện này cuối cùng đã bùng nổ sau 50 năm. Khi Thủ tướng Anh Sunak công khai xin lỗi về “vụ bê bối máu bẩn” đã gây chấn động thế giới, và khiến chính phủ Anh mất uy tín. Điều gây sốc hơn nữa là một vụ như vậy đã xảy ra cách đây 50 năm nhưng bị ém nhẹm. Khi đó, một bác sĩ khi xét nghiệm máu đã phát hiện máu nhập từ Mỹ có chứa một lượng lớn virus gây bệnh, nhưng sự việc đã bị dập đi và giấu nhẹm.

Năm 1989, hơn 1.200 người mắc bệnh máu khó đông đã bị nhiễm HIV-AIDS do bị truyền máu “bẩn”. Một người đã kiện lên tòa án, nhưng cuối cùng vụ kiện đã giải quyết vấn đề bằng thỏa thuận nhận số tiền bồi thường là 20.000 bảng Anh.

Năm 2017, khi số ca nhiễm bệnh liên tiếp gia tăng, Thủ tướng Anh khi đó là bà Theresa May đã tuyên bố mở một cuộc điều tra về sự cố y tế nghiêm trọng này. Tuy nhiên, nhiều bác sĩ chủ trị tham gia điều trị các bệnh nhân và cán bộ điều tra đã qua đời từ lâu, khiến cuộc điều tra trở nên phức tạp.

Điều đáng sợ hơn nữa là các nạn nhân không chỉ có ở duy nhất Vương quốc Anh; các nước Pháp, Nhật Bản, Italy… cũng đã nhập khẩu “máu bẩn” và cũng đã xảy ra các vụ lây nhiễm ở quy mô khác nhau.

Sự kiện “ ô nhiễm máu ” ở Anh bùng phát lần này được cho thực chất là một phần của cuộc đấu tranh chính trị. Để tranh giành quyền lực và lợi ích, các đảng phái khác ở Anh đã lợi dụng vụ việc này để tấn công phe Đảng Bảo thủ. Giải pháp cuối cùng không gì khác là tìm lấy người chịu trách nhiệm, bồi thường các nạn nhân và thân nhân một ít USD, sau đó sự việc sẽ kết thúc.


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại