Rằm tháng Một âm lịch và những điều ít người biết: Nguồn gốc và 4 điều đại kỵ, nhất định phải tránh xa

Thùy Anh |

"Có thờ có thiêng, có kiêng có lành” là lời dạy được ông bà truyền lại trong suốt nhiều đời qua.

Ca dao Việt Nam có câu:

Một Chạp là tiết mùa Đông

Mưa phùn đêm vắng trong lòng lạnh thay.

Nhiều người lầm tưởng rằng đây là tháng 1 trong lịch như thông thường. Nhưng trên thực tế, "Một Chạp" ở đây là tháng 11 và 12 âm lịch.

Vì sao gọi tháng 11 âm lịch là tháng Một?

Theo cố GS Hoàng Xuân Hãn, gọi tháng 11 âm lịch là Một xuất phát từ phiên âm (Một, Mmột, Mười một) hay tháng 12 là Chạp có từ (Trap, Tlap, Lap)… Hiện nay các từ Một hay Mười Một, Chạp hoặc Mười Hai đều được sử dụng song song. Nhiều người chỉ dùng Một, Chạp cho các tháng âm lịch và hiện chưa có văn bản nào quy định việc thống nhất một tên gọi.

Cố GS Trần Quốc Vượng viết: Tôi chưa thấy ai là người Việt cổ truyền lại gọi sau tháng mười là tháng mười một - mà phải gọi là tháng Một. Còn Tháng Chạp tức tháng 12 là tháng đi chạp mả, thăm sửa mộ phần, làm cỗ cúng tập thể tổ tiên (giỗ cho từng cụ, chạp cho mọi thế thứ tổ tiên). Cũng theo cách gọi của âm lịch, ngày một và ngày 15 hàng tháng gọi là ngày mồng một và ngày rằm.

Lý do là vì ảnh hưởng của lịch pháp thời cổ đại Trung Quốc, khi vua Hoàng Đế quy định tháng đầu tiên trong năm tính từ ngày bắt đầu trung khí Đông chí. Theo đó, từ ngày này trở đi là “tháng Một” (tính theo địa chi là tháng Tý), tháng tiếp theo là “lạp nguyệt” (tháng Chạp), rồi “chính nguyệt” (tháng Giêng), nhị nguyệt, tam nguyệt... Cứ vậy tính tới thì cuối năm là tháng 10.

Kết quả là mỗi năm có 12 tháng nhưng do cách gọi tên thứ tự các tháng như vậy (3 tháng mùa Đông chỉ tính như một tháng) nên tháng cuối chu kỳ theo âm lịch là “tháng 10”. Và tháng sau đó đương nhiên phải là “tháng Một”.

Cách tính tháng này ngày nay có thể thấy ở chỗ tháng 11 âm lịch hiện nay được gọi là tháng Tý (chứ không phải tháng Giêng là tháng Tý). Mùng 5 tháng 5 Âm lịch gọi là “Tết giữa năm” hay “Tết nửa năm”.

Rằm tháng Một âm lịch và những điều ít người biết: Nguồn gốc và 4 điều đại kỵ, nhất định phải tránh xa- Ảnh 1.

Theo truyền thống, nhiều gia đình thờ cúng tổ tiên vào ngày Rằm hàng tháng. Ảnh: Internet

Những điều cần kiêng kỵ trong ngày Rằm tháng 11 âm lịch

Theo quan niệm lâu đời của người Việt Nam, ngày rằm gọi là ngày Vọng. Vọng có nghĩa là nhìn xa trông rộng, ngày mặt trăng, mặt trời đối xứng nhau ở hai cực xa nhất trong tháng. Theo người xưa, đây là những điều đại kị trong ngày rằm cần phải tránh để "cắt bỏ" vận xui

1. Kiêng câu cá ngày trăng tròn

Theo quan niệm của tổ tiên, hành động câu cá vào ngày rằm sẽ mang lại cho người đó vận hạn đen đủi. Chính vì điều này, vào ngày rằm người ta thường không đi câu cá.

2. Kiêng để nhà cửa bẩn

Nhà cửa bị ẩm ướt, rêu mốc không những mất vệ sinh mà còn có thể mang đến những điều không may. Vì thế vào ngày Rằm, mọi người nên lau dọn nhà cửa sạch sẽ. Chỗ nào cần phải sửa chữa thì sửa ngay để tránh những điều đen đủi.

3. Kiêng mâu thuẫn bất hòa

Trong ngày Rằm tháng 11 âm lịch, mọi người trong gia đình tránh mâu thuẫn, sống chan hòa, vui vẻ. Cha mẹ cũng không nên để con cái khóc lóc nhiều trong ngày này.

4. Kiêng làm vỡ đồ

Ông bà ta quan niệm ngày Rằm, mùng 1 mà đổ vỡ đồ dùng trong nhà như bát đĩa, ấm chén, gương là điều không tốt. Từ vỡ, bể là những từ tạo nên sự chia cắt, đứt lìa trong gia đình. Vì thế, trong những ngày này, mọi người nên cẩn thận, không nên đánh vỡ bát đĩa, ấm chén để tránh những điều không vui xảy ra với gia đình.

*Bài viết chỉ mang tính tham khảo, chiêm nghiệm.

Tổng hợp

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại