Quy trình xử lý nước sinh hoạt ở Nhật Bản: Người Việt đọc xong sẽ nghĩ gì?

Vân Anh |

Công nghệ này giúp cho nguồn nước ở thủ đô Tokyo, Nhật Bản cực kỳ chất lượng, đảm bảo sức khỏe cho người dân.

Ở những khách sạn của thủ đô Tokyo, Nhật Bản thường rất dễ bắt gặp những chai nước ướp lạnh được cung cấp miễn phí cho khách. Nó sẽ cực kỳ hữu ích để xua tan đi những mệt mỏi khi phải di chuyển một quãng đường xa. 

Và sẽ càng bất ngờ hơn nếu mọi người biết được rằng, nước đóng trong chai đó thực ra được lấy ngay tại vòi nước sinh hoạt chứ không trải qua bất cứ một quy trình chuyển hóa hay đóng chai nào cả.

Quy trình xử lý nước sinh hoạt ở Nhật Bản: Người Việt nghĩ gì? - Ảnh 1.

Chiếc chai đựng nước lấy trực tiếp từ vòi được đặt trong các khách sạn, nhà nghỉ là đây.

Được biết, Tokyo là đô thị có chất lượng nước tốt nhất Nhật bản. Trước khi đến tay người sử dụng, nước phải đảm bảo được đến tận 51 tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt do Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản đặt ra. Tiêu chuẩn đó bao gồm kiểm tra độc tính và các chất gây ô nhiễm có hại, cùng với các xét nghiệm để đảm màu sắc rõ ràng và không có mùi.

Trên thực tế, quy định của xứ Phù Tang đối với các nguồn cung cấp nước ở vòi nước công cộng thậm chí còn nghiêm ngặt hơn so với nước suối đóng chai. Và điểm đặc biệt giúp cho nước của thủ đô Tokyo "ngon" đến như vậy là nhờ chế độ xử lý nghiêm ngặt của nhà máy nước đô thị. Nơi này sản xuất ra loại nước có đến 200 thông số về an toàn và chất lượng.

Quy trình xử lý nước sinh hoạt ở Nhật Bản: Người Việt nghĩ gì? - Ảnh 2.

Người Nhật uống nước trực tiếp từ vòi.

Công nghệ xử lý nước tuyệt vời

Nhà máy nước Tokyo có công suất xử lý lên đến 300 nghìn mét khối nước nỗi ngày bằng cách sử dụng công nghệ xử lý ozine và than hoạt tính sinh học. Được biết, hệ thống này có thể loại bỏ gần như tất cả các chất hữu cơ hòa tan mà công nghệ thông thường không thể làm được.

Bước đầu tiên của nhà máy khi xử lý nước chính là quá trình thanh lọc ozone. Ozone là chất oxy hóa mạnh nên trong khi sủi bọt trên bề mặt, chúng sẽ phản ứng với các chất vô cơ, các tạp chất gây ung thư cũng như vô số vi khuẩn và động vật nguyên sinh trong nước. Khâu làm này nhằm loại bỏ các nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng tưới sức khỏe và mùi vị của nước.

Quá trình này sẽ mất khoảng 20 phút nhưng có một vấn đề là onzone cũng rất dễ gây ăn mòn các ống thép dẫn nước. Chính vì vậy phía nhà máy phải đầu tư những ống thép không gỉ chất lượng cao để đảm bảo có được nguồn nước tốt nhất.

Quy trình xử lý nước sinh hoạt ở Nhật Bản: Người Việt nghĩ gì? - Ảnh 3.

Hệ thống xử lý ozone của nhà máy.

Trong bước thứ hai của hệ thống xử lý tiên tiến này, nước sẽ chảy từ buồng ozone đến các bể lọc chứa các loại than hoạt tính sinh học khác nhau. Ngoài việc lọc các chất hữu cơ ô nhiễm giống như máy lọc nước gia đình thì các hạt carbon siêu nhỏ trong than hoạt tính còn đóng vai trò hỗ trợ đẩy tạp chất và các sản phẩm sinh ra trong quá trình xử lý ozone ra ngoài. Nếu không có bước này, những chất gây ô nhiễm trên có thể làm giảm mùi vị của nước.

Nhà máy nói trên đã đặt lớp than hoạt tính dày lên đến 2,5 mét trong các bể lọc rộng 100 mét vuông. Than hoạt tính thật sự rất hiệu quả trong việc lọc nước nhưng qua thời gian sẽ giảm khả năng hấp thụ vật liệu hữu cơ và phải được thay thế 4 năm mỗi lần để duy trì hiệu quả.

Quy trình xử lý nước sinh hoạt ở Nhật Bản: Người Việt nghĩ gì? - Ảnh 4.

Hệ thống xử lý nước khổng lồ với những bể chứa siêu to.

Người Tokyo dần quên đi nước đóng chai mà dùng nhiều hơn nước từ vòi sinh hoạt

Người đứng đầu nhà máy nước nói trên là ông Hashimoto Takashi nói rằng từ nhiều năm nay đã không còn bận tâm đến các loại nước đóng chai nữa. Đơn giản là vì ông biết được sự an toàn khi dùng nước trực tiếp từ vòi là cao đến như thế nào. Ông Takashi thậm chí còn khuyến khích những người ở nơi khác đến nên một lần uống thử trực tiếp nước từ vòi nước công cộng ở Tokyo để cảm nhận sự khác biệt.

Và chính vì tiêu chuẩn chất lượng cao như vậy cho nên ở các khu công cộng tại Tokyo không hề hiếm khoảnh khắc những đứa trẻ hay người lớn ghé miệng uống nước ngay tại vòi. Nếu ở những đất nước khác, điều này sẽ là hơi mất vệ sinh nhưng với người Nhật thì khác, họ hoàn toàn tin tưởng cũng như tự tin tuyệt đối vào chất lượng những sản phẩm mà họ làm ra.

Quy trình xử lý nước sinh hoạt ở Nhật Bản: Người Việt nghĩ gì? - Ảnh 5.

Tất nhiên để có được nước sinh hoạt sạch sẽ như vậy thì nguồn cung đầu vào cho các nhà máy cũng phải tốt đã. Được biết, nước cung cấp cho Tokyo có đến 80% được lấy từ 2 con sông là Tonegawa và Arakawa, ​​20% còn lại là lấy từ sông Tamagawa.

Ông Takashi giải thích rằng nước từ sông Tamagawa tinh khiết đến nỗi chỉ cần xử lý tiêu chuẩn cơ bản thôi là đã có thể uống được luôn rồi. Trong khi đó 2 con sông đầu tiên thì chất lượng hơi thấp hơn một chút nhưng khi được lọc qua dây chuyền công nghệ tiên tiến nói trên thì vẫn đảm bảo để cung cấp cho người dân.

Quy trình xử lý nước sinh hoạt ở Nhật Bản: Người Việt nghĩ gì? - Ảnh 6.

Lãnh đạo nhà máy nước (trái) đã không còn uống nước đóng chai nhiều năm nay.

Như vậy có thể tạm khẳng định rằng Nhật Bản đúng là nơi cực kỳ đáng sống không chỉ ở môi trường xanh sạch mà còn cả vì nguồn nước siêu chất lượng nữa. Để có được điều đó, người dân Nhật Bản cũng đóng một vai trò không hề nhỏ đó là luôn luôn xả thải đúng quy định nhằm giữ gìn nguồn cung nước tốt.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại