Vì sao người dân Myanmar chọn bà Aung San Suu Kyi?

Anh Tuấn |

Những người làm nên lịch sử thường thực dụng, quyết đoán và tàn nhẫn khi cần thiết. Chính những điểm không hoàn hảo của bà Aung San Suu Kyi lại giúp bà có thể đứng vững trong môi trường chính trị khắc nghiệt...

Những người làm nên lịch sử thường thực dụng, quyết đoán và tàn nhẫn khi cần thiết. Chính những điểm không hoàn hảo của bà Aung San Suu Kyi lại giúp bà có thể đứng vững trong môi trường chính trị khắc nghiệt...

Báo Telegraph viết, dường như đảng cầm quyền ở Myanmar đã phải nhận thất bại trong cuộc tranh cử tự do đầu tiên tại quốc gia này sau 25 năm, và đảng của bà Aung San Suu Kyi đang trên đà tiến tới.

Một chính phủ mới có thể sẽ được thành lập và hành trình từ chế độ quân đội nắm quyền cho đến nền dân chủ của Myanmar sẽ có hồi kết tốt đẹp.

Trong cuộc đấu tranh này, hình ảnh một phụ nữ mảnh khảnh lớn tuổi với bông hoa cài trên mái tóc là một trong những biểu tượng sống của người Myanmar.

Bà Aung San Suu Kyi đã thu hút được sự ủng hộ rất lớn sau 15 năm bị giam lỏng tại nhà của mình ở Rangoon. Không được gặp mặt người chồng đã mất và gia đình mình là cái giá mà bà đã phải trả khi đấu tranh để đưa nền dân chủ đến đất nước đã chịu sự kiểm soát của quân đội trong một thời gian dài.

Khi bà chính thức được trả tự do vào tháng 11/2010, đó là một bước ngoặt lớn của Myanmar, sánh ngang với lúc cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela được trả tự do vào năm 1990.

Giờ đây bà Suu Kyi đang chứng kiến đảng Liên đoàn Quốc gia Dân chủ (NLD) vượt mặt Đảng Liên minh Đoàn kết và Phát triển Myanmar (USDP) được sự hậu thuẫn của quân đội bằng một cuộc bầu cử toàn quốc.

Người phụ nữ mà người dân gọi là “Quý bà” là người nhân từ nhưng sắt đá, trung thành với đất nước và được nhiều người ủng hộ. Tuy nhiên, hình ảnh người phụ nữ hoàn hảo đang bắt đầu có những rạn nứt.

Cách thức quản lý đảng NLD của bà đã bị chỉ trích là độc đoán và bà vẫn chưa nỗ lực vì những người theo đạo Hồi ở Myanmar.

Thế nhưng những người làm nên lịch sử thường thực dụng, quyết đoán và tàn nhẫn khi cần thiết.

Chính những điểm không hoàn hảo của bà Aung San Suu Kyi lại giúp bà có thể đứng vững trong môi trường chính trị khắc nghiệt, và người lãnh đạo cần phải mạnh tay.


Ba Aung San Suu Kyi tại nhà riêng sau khi chính phủ Myanmar trả tự do cho bà vào năm 2010.

Ba Aung San Suu Kyi tại nhà riêng sau khi chính phủ Myanmar trả tự do cho bà vào năm 2010.

Việc bà chưa đại diện cho những người Rohingya, dân tộc thiểu số sống sát biên giới với Bangladesh, bị áp bức trong nhiều năm có thể rất khó chấp nhận.

Hàng ngàn người đã bị lực lượng vũ trang tịch thu nhà ở, nhiều người đã phải lao động không công trong điều kiện ngặt nghèo.

Họ không có quyền công dân, không được phép tự do đi lại khắp đất nước và phải xin cấp phép kết hôn. Khi lập gia đình, họ chỉ được phép có tối đa 2 con.

Ở một quốc gia mà trên 90% người dân theo đạo Phật, sự cảm thông đối với người Rohingya là rất khó. Khi được hỏi về tình trạng của những người này, bà Suu Kyi nói với các nhà báo rằng họ không nên “phóng đại” vấn đề.

Rất có thể đây là một quyết định mang tính chính trị. Một người của công chúng ủng hộ người đạo Hồi sẽ khiến uy tín tranh cử giảm bớt.

Đứng về phía những người thiểu số bị phân biệt là một bước đi mang nhiều rủi ro và ít lợi ích. Thực tế, người Rohingya cũng không có quyền bầu cử lần này.

Đó không phải là cái cớ để bà Suu Kyi không đại diện cho người theo đạo Hồi, và người ta trông chờ rất nhiều đối với một người đã giành giải Nobel Hòa bình.

Một số người cho rằng bà Aung San Suu Kyi sẽ quyết tâm làm hết sức để khiến cuộc sống của những người theo đạo Hồi ở Myanmar tốt hơn, nhưng những thay đổi này chỉ có thể thực hiện sau khi đảng của bà được bầu lên năm quyền.

Một số khác cho rằng bà đang làm ngơ trước những khổ đau và phân biệt đối xử của dân tộc thiểu số Rohingya.

Một khi chiến thắng, hình ảnh hoàn hảo của bà Aung San Suu Kyi có thể sẽ bị phai nhạt trước thực tế nghiệt ngã.


Bà Aung San Suu Kyi cùng chồng là ông Michael Aris và con trai Alexander.

Bà Aung San Suu Kyi cùng chồng là ông Michael Aris và con trai Alexander.

Nhưng, một thực tế rất rõ ràng đó là cuộc đấu tranh của bà Suu Kyi sẽ còn tiếp tục, khi bà vẫn bị cấm không được giữ chức Tổng thống. Lý do là bởi bà có chồng là người Anh, và hai người con trai của bà có hộ chiếu của Anh.

Đạo luạt mới được ban hành là một trong những cách mà đối thủ của bà sẵn sàng làm để khiến bà không được nắm quyền.

Hiện tại, đảng NLD phải đàm phán nhằm đạt được thỏa thuận chia sẻ quyền lực với quân đội, hiện đang chiếm 1/4 số ghế trong quốc hội. Người trong quân đội được nắm giữ các chức vụ quan trọng, thậm chí có thể lật đổ chính phủ khi cần.

Do đó, Myanmar cần một người lãnh đạo mạnh mẽ, đầy quyết tâm, không thể lay chuyển được mặc dù không hoàn hảo. Bà Aung San Suu Kyi là người như vậy.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại