Trung Quốc sẽ làm gì để chống lại liên minh tay 3?

Nhật Bản - Mỹ - ASEAN đang có những động thái nhằm liên kết nhau chống lại sự bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông. Liệu Trung Quốc có run sợ hay đã có những phương án đối phó?.

Nhật Bản tổ chức hội thảo an ninh đường biển

Hãng tin Kyodo News của Nhật Bản ngày 19/9 cho biết, trong thời gian từ ngày 24 - 27/9, Nhật Bản sẽ tổ chức hội thảo về biển với sự tham gia của 13 nước Đông Nam Á và Châu Phi.

Việt Nam, Malaysia, Philippines, Indonesia là những nước Đông Nam Á được mời tham dự. Hãng tin Kyodo News cũng cho biết thêm, nội dung cuộc hội thảo này sẽ xoay quanh việc đảm bảo an ninh và tự do hàng hải, hoàn thiện các quy chế pháp lý và tăng cường hợp tác kỹ thuật trong lĩnh vực này.

Trong đó, Nhật Bản sẽ cam kết những biện pháp trợ giúp, hỗ trợ trong việc nâng cao an ninh hàng hải cho các nước Đông Nam Á được mời tham dự.

Động thái này càng cho thấy, Nhật Bản đang muốn liên minh với các nước nằm trong khối Đông Nam Á để chống lại sự bành chướng của Trung Quốc tại khu vực Biển Đông khi hôm 18/9 Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera đã có buổi hội đàm với nữ Thủ tướng Thái Lan về tình hình Biển Đông.

Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh đón tiếp chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản.
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh đón tiếp chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản.

Trong đó, ông Itsunori Onodera nhấn mạnh mong muốn các nước (trong đó có Trung Quốc) thực hiện nghiêm túc cam kết DOC đã được ký vào năm 2002, không sử dụng vũ lực và kiềm chế không tiến hành các hoạt động làm phức tạp hoặc leo thang tranh chấp.

Đồng thời, các nước ở Biển Đông sẽ được giải quyết theo quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) và thông qua đối thoại, không có những hành động cưỡng chế và đơn phương thay đổi hiện trạng.

Bên cạnh đó, Philippines cũng đang tranh thủ đẩy nhanh quan hệ với Mỹ khi cả hai nước đang bước vào ngày thứ 2 của cuộc tập trận gần bãi cạn Scarborough nơi nhà chức trách nước này phát hiện ra 75 khối bê tông Trung Quốc bỏ móng công sự tại đây

Những động thái này của Nhật Bản, Philippines, Mỹ,... diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc đang ngày càng bành trướng rõ ràng trong khi Bắc Kinh lại liên tiếp trì hoãn trong việc đàm phán, ký kết bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC) để ngăn ngừa xung đột.

Tuy thế, liệu Trung Quốc có trông vào đó mà run sợ hay bày ra những hành động khác để đối phó, phá vỡ sự liên kết của các nước chống lại mình?

Philippines cũng đang tranh thủ đẩy nhanh quan hệ với Mỹ khi cả hai nước đang bước vào ngày thứ 2.
Philippines cũng đang tranh thủ đẩy nhanh quan hệ với Mỹ khi cả hai nước đang bước vào ngày thứ 2.

Trung Quốc ráo riết chiếm Biển Đông, dàn trận Xích Bích?

Nhận ra sự hợp tác của Philippines với Mỹ thông qua cuộc tập trận, cuối tháng 8/2013, Bắc Kinh yêu cầu Tổng thống Philippines Benigno Aquino hủy chuyến thăm tới Trung Quốc.

Đầu tháng 9/2013, Bộ Quốc phòng Philippines cáo buộc Trung Quốc xây các cột bê tông ở bãi cạn Scarborough trên Biển Đông. Trung Quốc phủ nhận cáo buộc trên và cho rằng Philippines đang gây rắc rối và “chuyện bé xé ra to” về bãi cạn này.

Và Trung Quốc không phải là quốc gia duy nhất đẩy mạnh các hoạt động xây dựng cơ sở trên Biển Đông. Đài Loan cũng vừa tuyên bố kế hoạch xây dựng một bến cảng đủ lớn để các tàu chiến neo đậu trên đảo Ba Bình, thuộc quần đảo Trường Sa, Việt Nam. Điều này có thể cho thấy, Trung Quốc cũng đang thực hiện tạo "vây cánh" cho riêng mình?.

Lực lượng hải quân của Trung Quốc.
 

Lực lượng hải quân của Trung Quốc. Thêm vào đó, do Hoa Kỳ đang tìm cách tái cân bằng lực lượng trong khu vực – với hành động đáng chú ý nhất là thương lượng với Manila để quân đội Mỹ tăng cường hiện diện tại Philippines – Bắc Kinh sẽ thấy cần phải thúc đẩy kế hoạch Biển Đông càng nhanh càng tốt. Có thể họ đang nghĩ “Chiếm được càng nhiều càng tốt, trước khi người Mỹ điều lực lượng của họ tới”.

Trước khi chính quyền Obama thông báo về chiến lược “trục châu Á”, Trung Quốc đã sử dụng chiến lược dùng vũ lực nhằm khẳng định chủ quyền với Biển Đông. Nhưng ngay sau khi Mỹ đưa ra chiến lược trên, Trung Quốc lại tăng cường “chộp càng nhiều càng tốt” các khu vực khác nhau trên Biển Đông.

Hiện tại Mỹ chưa có ý tưởng gì nhằm giải quyết tình hình này ngoài việc liên tục đưa ra lời kêu gọi sử dụng “giải pháp hòa bình” nên vẫn chưa giúp giải quyết các vấn đề về Biển Đông.

Giáo sư chiến lược học James Holmes thuộc Đại học Hải quân Mỹ cho rằng Trung Quốc là nước có tiềm lực quân sự mạnh ở Châu Á nhưng so với Mỹ thì vẫn ở "chiếu dưới".

Về vũ khí quân sự, Trung Quốc không thể sánh được với Mỹ thì hẳn ai cũng rõ. Còn về yếu tố con người, binh sỹ của Trung Quốc cũng không thể tương xứng với Mỹ vì được huấn luyện quá ít, trái ngược với sự dày dạn kinh nghiệm của lính Mỹ.

Để thay vào đó, Trung Quốc lại có thể đưa một lực lượng hùng hậu khoảng 9.000 tàu cá tại Quỳnh Hải (Hải Nam, Trung Quốc) được trang bị vũ khí đồng loạt xuống biển.

Thêm vào đó, khoảng 9.000 tàu cá của tỉnh Hải Nam cũng kết thúc giai đoạn bảo dưỡng và tiếp tục được “triển khai” trái phép tại biển Đông. Nhưng liệu những tàu cá này có thể sẽ làm gì được trước những tàu vũ trang hiện đại từ phía Mỹ?

Theo ông James Holmes "với số lượng lớn như vậy, các tàu cá này sẽ sắp đặt thành thế trận làm nhiễu radar, hoặc ít nhất có thể thu thập được rất nhiều thông tin tình báo quan trọng".

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại