TQ tặng 'quan tài bay' để mua chuộc bạn bè vùng Thái Bình Dương

Ở phía trung tâm Thái Bình Dương, Trung Quốc ra vẻ là một người bạn tốt với các đảo quốc nhỏ bé bằng các khoản viện trợ.

Trong khi đó, Trung Quốc đang chơi chính sách ngoại giao 2 mặt ở Thái Bình Dương. Ở biển Đông và Hoa Đông (tây Thái Bình Dương) thì hành động như một kẻ côn đồ bất chấp luật pháp quốc tế, ngang ngược hạ đặt trái phép giàn khoan lên vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Trung Quốc tặng quà, Tonga khó cưỡng

Tonga là một quần đảo nhỏ ở Thái Bình Dương chỉ vỏn vẹn 100.000 dân. Trung Quốc tỏ ra khá hào phóng với Tonga để xây dựng ảnh hưởng với quốc gia này. Họ tặng cho Tonga một chiếc máy bay động cơ cánh quạt 60 chỗ Xian MA-60 có giá trị khoảng 20 triệu USD, gồm cả phụ tùng thay thế và đào tạo phi công. Chiếc máy bay này là tài sản đáng giá với một nước nhỏ như Tonga.

Nhưng các chuyên gia Trung Quốc đang lắp đặt sửa chữa chiếc máy bay, không ít người tỏ ra hoài nghi. "Tôi không biết những gì họ đang sửa chữa. Họ bảo đó là một chiếc máy bay mới. Nhưng tôi không nghĩ rằng tôi sẽ bay trên chiếc máy bay đó. An toàn là trên hết", SauTongi, một người dân Tonga nói khi bồng con trai nhìn qua hàng rào đường băng sân bay Fua'amotu, nơi chiếc MA-60 đang đậu.

Vì chính phủ New Zealand đã đăng một thông tin chính thức cảnh báo rằng máy bay MA-60 đã dính vào một số tai nạn mới đây ở các nước khác và không được cấp giấy chứng nhận hoạt động.

Thủ tướng New Zealand John Key nói rằng, họ không thể ngồi yên khi chiếc "quan tài bay" này chở du khách là công dân New Zealand tới Tonga. New Zealand cũng giữ lại khoảng 5 triệu USD viện trợ du lịch mà họ dự định dành cho Tonga cho đến khi nước này bỏ dùng "quan tài bay" của Trung Quốc.

Người đàn ông tên Sau Tongi nói: "Tôi không dại đi chiếc máy bay này"

Từ khuyến cáo này, du khách New Zealand không dám đi chiếc MA-60, từ lúc hãng bay Air Chathams (New Zealand) phải ra đi sau 5 năm hoạt động, thay vì phải chịu sự cạnh tranh của hãng Real Tonga, nơi quản lý chiếc MA-60 và trở thành hãng bay duy nhất của Tonga, nhưng ế khách, lương nhân viên bị cắt 1/3.

"Thật đáng buồn vì chúng tôi phải đặt trái tim và linh hồn của chúng tôi vào nó" chủ sở hữu Air Chathams và giám đốc điều hành Craig Emeny nói. Air Chathams là một hãng bay nhỏ chuyên phục vụ chuyến bay giữa các hòn đảo ở Thái Bình Dương.

Tonga vẫn ham "quan tài bay"

Tonga có vẻ bực mình khi bị New Zealand cảnh báo. Thậm chí, họ đã cáo buộc New Zealand hành động như một kẻ bắt nạt, ép buộc Tonga. Rồi quan chức Tonga nói họ biết chiếc máy bay đã được chứng nhận hợp lệ của Trung Quốc và còn khẳng định có kế hoạch sớm nhận tiếp một máy bay của Trung Quốc: Harbin Y-12.

"Chúng tôi cần tất cả máy bay mà chúng tôi có thể nhận được", Vili Cocker - giám đốc hàng không dân dụng Tonga cho biết. "Tôi chỉ biết là Trung Quốc đủ hào phóng để tặng máy bay cho Tonga". Ông không biết Trung Quốc muốn được gì.

Trung Quốc đang đẩy mạnh quan hệ với Tonga

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết Trung Quốc đã cung cấp máy bay theo yêu cầu của chính phủ Tonga "như một vấn đề hợp tác kinh tế và kỹ thuật song phương" và "Trung Quốc luôn luôn cung cấp, hỗ trợ vô điều kiện chính trị cho các đảo quốc", vì Bắc Kinh muốn giúp tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống người dân vùng Thái Bình Dương.

New Zealand từ lâu đã viện trợ cho Tonga, khoảng 26 triệu USD một năm. Úc và Mỹ cũng góp phần trong đó. Tonga đã duy trì quan hệ chặt chẽ với các đồng minh phương Tây, thậm chí gửi quân sang cả Iraq và Afghanistan. Vậy mà giờ Tonga lại đang bị Trung Quốc dụ dỗ, dù chỉ bằng chiếc "quan tài bay".

Mối quan hệ với Trung Quốc của Tonga bắt đầu từ sau năm 2006. Bắc Kinh hứa cho vay với lãi suất chỉ 2% và "lúc nào muốn trả thì trả", nên Tonga vay kỷ lục 118 triệu USD của Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc, để xây dựng trụ sở chính quyền, mở đường và mở rộng cung vua Tonga.

Thủ tướng Tu'ivakano nói lãi suất vay quá thấp, không thể không từ chối cơ hội vay. Nhưng công nhân Trung Quốc đổ qua làm việc, chẳng chừa cơ hội cho người dân Tonga.

Và nay Tonga sắp đến hạn phải trả nợ vay cho Trung Quốc, không được "tha", không được miễn trả nợ, chỉ được lùi hạn trả cả gốc lẫn lãi trong năm 2018. Ngân hàng Thế giới nói vụ trả nợ này sẽ "vắt khô" cán cân ngân sách của chính phủ Tonga.

Và không chỉ Tonga, Trung Quốc đang có một chính sách tạo ảnh hưởng ở vùng này.

Trong khi Mỹ "xoay trục" về châu Á - Thái Bình Dương, Trung Quốc dường như đang lập một trục riêng của họ. Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã tài trợ và xây dựng bệnh viện, trường học, văn phòng và các con đường cho Fiji, Samoa, Vanuatu và các quốc đảo nhỏ khác ở Thái Bình Dương. Họ cấp học bổng cho hàng ngàn sinh viên, đã tổ chức và đào tạo hàng trăm quan chức chính phủ cho các nước kể trên.

Rõ ràng Trung Quốc đang muốn xây dựng ảnh hưởng tại Thái Bình Dương, nơi vốn chịu ảnh hưởng truyền thống của liên minh Mỹ - Úc - New Zealand.

Người Mỹ nên thận trọng trước việc Trung Quốc ban phát lòng tốt ở Thái Bình Dương. Đừng quên, Trung Quốc chẳng cho không ai cái gì.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại