Tuy nhiên, Tòa không tuyên bố rằng kết quả bầu cử vi phạm đạo luật tối cao này và cần phải chấm dứt hiệu lực.
Tòa án Tối cao đã ra quyết định sau khi các tòa án trên khắp Nhật Bản ra phán quyết về sự chênh lệch phiếu bầu là trái hiến pháp, trong đó có hai phán quyết yêu cầu hủy kết quả bầu cử do nhóm gồm hai luật sư Kuniaki Yamaguchi và Hidetoshi Masunaga đưa ra.
Trước đó, Tòa án Tối cao hồi tháng 3/2011 từng ra phán quyết rằng sự chênh lệch về phiếu lên tới 2,3 lần trong cuộc bầu cử Hạ viện hồi năm 2009 “ở trong tình trạng trái hiến pháp.”
Phán quyết ngày 20/11 khẳng định khoảng cách giá trị phiếu bầu trong cuộc bầu cử năm 2012 “rất không đồng đều,” giống như năm 2009, nhưng vẫn không có đủ thời gian để thu hẹp khoảng cách này.
Tòa án Tối cao lưu ý rằng Quốc hội “đã đạt được bước tiến đáng kể” trong việc điều chỉnh khoảng cách về giá trị phiếu bầu nhờ sửa đổi luật nhưng vấn đề mang tính cơ cấu đã không được giải quyết một cách đầy đủ và thúc giục Quốc hội tiếp tục các nỗ lực cải cách bầu cử.
Ba trong số 14 vị thẩm phán bày tỏ phản đối phán quyết trên, mà theo đó, các khu vực bầu cử theo địa phương hồi năm 2012 đã vi phạm Hiến pháp.
Trả lời báo chí cùng ngày, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết ông tiếp nhận phán quyết trên một cách nghiêm túc và sẽ kiểm tra kỹ lưỡng.
Hồi tháng 11/2012, Quốc hội Nhật Bản đã thông qua một dư luật giảm chênh lệch về số lượng các đơn vị bầu cử một ghế ở Nhật Bản từ 300 xuống 295. Tuy nhiên, cuộc tổng tuyển cử vừa qua được tổ chức trong vòng một tháy sau đó theo quy hoạch về đơn vị bầu cử địa phương tương tự với cuộc bầu cử hồi năm 2009 do chưa có đủ thời gian tiến hành thay đổi.
Hệ quả là khoảng cách trong giá trị phiếu bầu bị nới rộng trong cuộc bầu cử lên tới 2,43 lần. Số phiếu bầu thấp nhất được xác nhận ở Khu vực bầu cử số 3 của tỉnh Kochi và cao nhất là ở khu vực bầu cử số 4 của tỉnh Chiba.
Tòa án các cấp đã ra phán quyết đối với 12 vụ việc theo đó kết quả bầu cử hồi tháng 12/2012 là trái hiến pháp nhưng vẫn hợp lệ trong khi có hai phán quyết khác lại cho rằng các kết quả này ở “trong tình trạng trái hiến pháp.”
Đây là lần đầu tiên sau Chiến tranh thế giới thứ hai, ở Nhật Bản có hai phán quyết yêu cầu hủy hết quả bầu cử.
Vào tháng 6/2013, kết quả sửa đổi Luật bầu cử công sở đã có hiệu lực, thay đổi quy hoạch về các khu vực bầu cử địa phương và thu hẹp chệnh lệch phiếu bầu xuống còn 1,998 lần.
Vào các năm 1976 và 1985, Tòa án Tối cao từng ra phán quyết chênh lệch phiếu lên tới 4,99 lần và 4,4 lần trong các cuộc bầu cử Hạ viện theo chế độ bầu cử nhiều ghế lần lượt vào các năm 1972 và 1983 là trái hiến pháp song cũng không khẳng định kết quả bầu cử là vô hiệu.