Thông điệp Liên bang Obama - Putin dưới góc nhìn chuyên gia VN

Công Nhật - Hải Võ |

Những điểm phân biệt trong Thông điệp Liên bang của Nga và Mỹ xuất phát từ bối cảnh xã hội mỗi nước và cục diện quốc tế.

TOÀN VĂN thông điệp Liên bang "tuyệt vời nhất" của TT Obama

Thông điệp Liên bang của Obama và cuộc "chu du" kỳ lạ

Dưới đây là phân tích của nhà báo Nguyễn Đăng Phát - Tổng biên tập Tạp chí Bạch Dương, nguyên Trưởng ban Tin Thế giới Thông tấn xã Việt Nam, so sánh Thông điệp Liên bang của Tổng thống Mỹ Obama và Tổng thống Nga Putin:

Nhà báo Nguyễn Đăng Phát

Nhà báo Nguyễn Đăng Phát

Những điểm phân biệt trong Thông điệp Liên bang của Nga và Mỹ xuất phát từ bối cảnh xã hội mỗi nước và cục diện quốc tế.

Thông điệp Liên bang của Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Nga Vladimir Putin đều nhận được sự quan tâm lớn từ truyền thông, do vị thế “nước lớn” của 2 quốc gia này.

Thông điệp Liên bang là bài diễn văn hàng năm của Tổng thống Nga/Mỹ, nhằm vào đối tượng cụ thể nhất là các cử tọa có mặt, cùng với truyền thông trong nước cũng như quốc tế.

Sự khác biệt cũng nằm ngay trong bản chất của nhóm cử tọa Nga - Mỹ.

Tại Mỹ, ông Obama phát biểu Thông điệp Liên bang 2015 vào tối 20/1 (giờ địa phương) trước Thượng và Hạ viện Quốc hội Mỹ.

Lưỡng viện Quốc hội Mỹ hiện nằm dưới quyền kiểm soát của đảng Cộng hòa đối lập, gây ra những khó khăn trong việc thực thi chính sách của Tổng thống. Một số chính sách thậm chí bị ngăn cản.

Trong khi đó, Tổng thống Putin đọc bản Thông điệp Liên bang của mình hôm 4/12/2014 vừa qua trước cử tọa rất đồng thuận, dành sự ủng hộ rất cao cho ông.

Mặc dù Tổng thống Obama cũng dành được tỷ lệ ủng hộ khá cao trong thời gian gần đây, nhưng uy tín của ông Obama trong xã hội Mỹ không đạt đến cao độ như ông Putin, do đặc thù xã hội Nga và Mỹ khác nhau.

Do đó, sách lược, vị thế và định hướng khi nêu vấn đề trong Thông điệp Liên bang của 2 vị Tổng thống cũng rất khác nhau.

Xã hội Nga có sự đồng thuận và ủng hộ cao đối với Tổng thống Putin, nên Thông điệp Liên bang của ông Putin mang tính chất ban hành chỉ đạo và chỉ thị đối với tuyến dưới, thể hiện quyền lực tuyệt đối của ông.

Tổng thống Mỹ không được như vậy.

Ông Obama đọc Thông điệp Liên bang trước cử tọa với tính chất đề xuất và kêu gọi sự ủng hộ của Quốc hội, cùng với “cảnh báo” nhẹ nhàng về việc sử dụng quyền lực Tổng thống.

Về thời điểm diễn ra Thông điệp Liên bang, ông Obama chỉ còn 2 năm là kết thúc nhiệm kỳ và không tái tranh cử, trong khi ông Putin còn cách xa cuộc bầu cử Tổng thống 2018.

Ông Putin có khả năng tái ứng cử và tiếp tục nhiệm kỳ Tổng thống mới. Vì vậy, sự quan tâm đối với nội dung Thông điệp Liên bang của Tổng thống Nga/Mỹ cũng có sự khác nhau cơ bản.

Ông Obama sẽ tìm cách hướng đến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2016 để giành lợi thế cho đảng Dân chủ của mình, còn ông Putin thì không quan tâm đến điều đó.

Điểm giống nhau trong Thông điệp Liên bang là cả 2 ông đều nêu ra những thành tích lớn của mình trong vòng 1 năm qua.

Đối với Tổng thống Mỹ, thành tựu đáng kể nhất trong năm qua của ông Obama chính là sự phục hồi và tăng trưởng triển vọng của kinh tế Mỹ.

Về phía ông Putin, thành tựu lớn nhất của ông là cuộc tái thống nhất Crimea mang tính lịch sử, khiến tinh thần dân tộc Nga lên cao và giúp uy tín của ông tăng mạnh trong xã hội Nga.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại