Thảm kịch Germanwings đã không xảy ra nếu áp dụng công nghệ này

Ngọc Linh |

Công nghệ ngăn chặn một thảm họa hàng không như GermanWings đã được Không quân Mỹ áp dụng từ lâu, Sputnik News đưa tin.

Trong bối cảnh vụ tai nạn của hãng hàng không Germanwings tại dãy núi Alps (Pháp), nhiều người đang đặt ra câu hỏi làm thế nào - một vụ có ý tự tử của phi công kéo theo cái chết của 150 người trên máy bay - có thể được ngăn chặn trong tương lai.

Trên thực tế, công nghệ thích hợp để thực hiện điều đó đã được Không quân Mỹ áp dụng từ trước.

Một dự án hợp tác với sự tham gia của NASA, Không quân Mỹ và Lockheed Martin đã được khởi xướng từ những năm 1980, nhằm tạo ra một phương thức kiểm soát máy bay để ngăn chặn nguy cơ xảy ra va chạm.

Hệ thống Tự động Phòng tránh Va chạm với Mặt đất (Auto-GCAS) sẽ theo dõi quỹ đạo của một máy bay so với địa hình phía dưới đường bay của nó.

Nếu tính toán chỉ ra rằng một vụ tai nạn sắp xảy ra và không nhận thấy có phản ứng từ phi công, một hệ thống lái tự động sẽ được kích hoạt cho tới khi máy bay trở lại quỹ đạo an toàn.

 

Đến nay hệ thống này đã được lắp đặt trên các loại máy bay chiến đấu F-16, F-22 và F-35. Tháng Hai mới đây, quân đội Mỹ đã báo cáo trường hợp đầu tiên về một phi công được “cứu” bởi hệ thống này.

Mặc dù chi tiết chưa được công bố, các nguồn tin cho biết vụ việc này có liên quan đến máy bay chiến đấu F-16C của Không quân Mỹ, trong lúc tham gia diễn tập chống lại tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Syria.

Trong khi NASA đang xem xét tích hợp cộng nghệ này vào máy bay dân dụng, nhưng vẫn chưa rõ liệu một hệ thống như thế này có thể ngăn chặn một thảm kịch như vụ tai nạn Germanwings, vì hệ thống Auto-GCAS cho phép phi công vô hiệu hóa nó.

Trên lý thuyết, nhà sản xuất có thể tùy chỉnh để bắt buộc có sự đồng ý của cả hai phi công trước khi vô hiệu hóa hệ thống, nhưng phi công thường sẽ đấu tranh để giữ quyền kiểm soát

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại