Năm 2014 là năm tồi tệ nhất trong suốt một thập kỷ qua với ngành hàng không dân dụng và là năm tồi tệ nhất trong lịch sử hàng không Đông Nam Á. Sau hai thảm họa của MH370 và MH17, QZ8501 là chuyến bay thứ ba gặp tai nạn nghiêm trọng trong năm nay.
Những thông tin đã biết từ chuyến bay
QZ8051 khởi hành từ thành phố lớn thứ hai của Indonesia – Surabaya – lúc 5h20 sáng (giờ địa phương), dự kiến tới Singapore vào 8h30 cùng ngày. Tổng cộng 155 hành khách và 7 thành viên phi hành đoàn đã có mặt trên chuyến bay này.
Có sự nhầm lẫn về quốc tịch của hành khách trên chuyến bay: báo cáo gần nhất của Air Asia cho biết, quốc tịch của hành khách và phi hành đoàn trên máy bay gồm 156 người Indonesia, 3 người Hàn Quốc, ngoài ra Singapore, Malaysia, Pháp mỗi nước có một công dân.
Tuy nhiên Bộ Ngoại giao Anh cho biết, đã có một công dân của mình được cho là có mặt trên chuyến bay này. Đó là ông Choi Chi Man, một doanh nhân sinh ra tại Yorkshire, Anh và hiện đang công tác tại Indonesia.
Chiếc Airbus A320-200 khởi hành được muộn vài phút và mất liên lạc với Kiểm soát Không lưu Indonesia sau 41 phút khởi hành.
Đã có báo cáo về việc phi công đã yêu cầu đổi hướng một cách “bất thường” – mặc dù theo hồ sơ ghi lại của Kiểm soát Không lưu dường như phi hành đoàn muốn đi lệch khỏi đường bay và tăng độ cao để tránh một cơn bão.
Cụ thể, hãng hàng không cho biết: “Chiếc máy bay bay theo kế hoạch đã đệ trình và được yêu cầu đổi hướng do thời tiết trước khi liên lạc với máy bay bị mất”.
Nguyên nhân
Hiện nay, hầu hết các nhà quan sát dự đoán rằng đây là một vụ tai nạn. Họ cho rằng việc máy bay mất tích khi đang đi ở chế độ tự động (cruise) là rất bất thường, do vậy nhiều khả năng đây là một sự cố bắt nguồn từ thời tiết.
Scott Hamilton, làm việc cho trang web có uy tin Tin tức và Bình luận Leeham cho biết các nhà điều tra sẽ đưa điều kiện thời tiết lên đầu trong danh sách những nguyên do nghi vấn. Ngoài ra, có 3 giả thuyết sẽ được điều tra làm rõ:
- Liệu độ cao có bị đảo lộn do biến động (turbulence) khiến máy bay mất kiểm soát
- Liệu máy bay có còn nguyên vẹn trong trường hợp nó có thể đã rơi xuống biển hoặc đã vỡ vụn khi đang bay và nếu như vậy, khả năng này là do áp suất vượt quá mức giới hạn được thiết kế
- Liệu máy bay có bị sét đánh dẫn tới tai nạn
Ai đứng sau AirAsia
Hãng hàng không này có trụ sở tại Malaysia và đã là một trong những câu chuyện thành công lớn của ngành hàng không – được ví như một phiên bản Đông Nam Á của hãng easyJet, với những tuyến bay bận rộn ở tần suất cao tại khu vực đông dân cư.
Đây là một hàng hàng không nhỏ đã được mua lại vào năm 2001 bởi doanh nhân người Malaysia Tony Fernandes với phương châm "không hẳn là một hãng hàng không mà giống hơn là một công ty vì lợi ích của người dân và tình cờ làm trong ngành hàng không”.
Cho đến khi hàng không giá rẻ nắm được khu vực, Đông Nam Á đã bảo vệ các hãng hàng không quốc gia như Malaysia Airlines và Garuda Indonesia.
Với những Air Asia hay Tiger Airways, cuộc cách mạng hàng không giá rẻ đã nắm được tâm lý của công chúng. Mặc dù một chuyến bay đường dài từ London tới Kuala Lumpur đã giảm giá xuống gần như không có lợi nhuận, hãng này đã phát triển rất mạnh trong khu vực.
AirAsia ước tính sẽ vận chuyển gần 50 triệu hành khách trong năm 2014.
Trụ sở của AirAsia đặt tại thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia. AirAsia cũng phát triển một số công ty con trong khu vực như AirAsia Thái Lan, AirAsia Việt Nam, và AirAsia Indonesia, chi nhánh vận hành chuyến bay QZ8501.
Độ an toàn của chiếc máy bay gặp nạn
Đó là một chiếc máy bay Airbus A320-200 đã đi vào vận hành được 6 năm, sau khi được chuyển giao cho AirAsia Indonesia vào năm 2008.
Chiếc A320 đầu tiên cất cánh vào năm 1987 và đã bán được rất nhiều kể từ khi ra mắt, trong đó easyJet và British Airways là hai trong số các hãng hàng không sử dụng nó và các phiên bản khác như A318, A319, A321.
Những chiếc máy bay này có độ an toàn đáng kinh ngạc; trong lịch sử 27 năm lưu hành mới chỉ có 7 chiếc gặp nạn khi đang phục vụ hành khác. Vụ tai nạn gần nhất xảy ra cách đây 6 năm tại Honduras.
Nhiều hãng hàng không của Indonesia bị châu Âu cấm bay vì những lo ngại về an toàn. Nhưng AirAsia Indonesia là một trong năm hãng hàng không không nằm trong danh sách đen này.
EU lo ngại về các nhà quản lý hàng không của Indonesia, nhưng luôn tin tưởng AirAsia Indonesia trong việc duy trì các tiêu chuẩn an toàn cao nhất.
AirAsia là một hãng hàng không giá rẻ, điều này dẫn đến suy đoán về việc liệu chi phí bị cắt giảm là một nguyên nhân có thể gây ra nguy hiểm về sự an toàn.
Tuy nhiên, hoàn toàn không có bằng chứng cho thấy AirAsia hay bất kỳ hãng hàng không giá rẻ khác đã thực hiện thao tác làm giảm sự an toàn. Trước vụ QZ8501, AirAsia, giống như nhiều hãng hàng không giá rẻ khác, chưa từng gặp sự cố nghiêm trọng nào.
Đây là chiếc máy bay thứ ba thuộc về các hãng hàng không có trụ sở tại Malaysia bị mất trong năm nay.
Đây thực sự là một năm bi thảm, với sự mất tích vẫn chưa có lời giải đáp của chuyến bay của Malaysia Airlines mang số hiệu MH370 vào tháng 3, vụ bắn hạ máy bay MH17 tại phía Đông Ukraine vào tháng 7, và bây giờ là QZ8501.
Nhưng không có kết luận nào được đưa ra – hai thảm họa đầu tiên không có sự liên quan và không có dấu hiệu cho thấy QZ8501 có bất kỳ liên hệ nào ngoài sự trùng hợp ngẫu nhiên tới khủng khiếp.
Dù có hay không có người sống sót từ chuyến bay QZ8501, năm 2014 vẫn là năm tồi tệ nhất với hàng không dân dụng trong suốt một thập kỷ qua.