Trong cuộc họp báo của vợ chồng Bill, cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton thừa nhận bà đang phân vân trong việc có ra tranh cử Tổng thống Mỹ năm 2016 hay không? Bà nói: “Tôi hiểu được những thử thách mà các nhà lãnh đạo phải đối mắt. Tôi sẽ làm những gì có thể để mang lại lợi ích cho đất nướcc, cho dù ở bất kỳ vị trí nào. Tôi sẽ tiếp tục cân nhắc những yếu tố ảnh hưởng đến các quyết định”.
Trong khi đó, James C.Moore - nhà phân tích chính trị và là đồng tác giả cuốn sách Bộ Não của Bush: Cách Karl Rove làm nên Tổng thống George W. Bush - khẳng định: Không ai nói rằng cựu Ngoại trưởng của một siêu cường, Thượng nghị sĩ New York, đệ nhất phu nhân Mỹ, Tiến sĩ luật danh dự của Đại học St. Andrews (Anh Quốc) không đủ điều kiện lãnh đạo Nhà Trắng. Tuy nhiên, bà phải đối mặt với nhiều khó khăn nếu chiến thắng trong cuộc đua chính trị này, nhất là khi tuổi tác đang tạo ra khoảng cách quá lớn, gây nên sự bất mãn của các chính trị gia cũng như những cử tri trẻ.
Tuổi là yếu tố khá quan trọng. Bởi nếu có cơ hội nhậm chức Tổng thống Mỹ thì khi đó bà Clinton đã bước sang tuổi 69. Như vậy, bà sẽ trở thành Tổng thống cao tuổi thứ hai sau Ronald Reagan. Trong khi đó, bản thân bà Clinton cũng thừa nhận: “Không ai có thể đủ sức nắm giữ chức vụ Tổng thống khi đã bước sang tuổi 70”.
Tiếp đó là vấn đề sức khỏe. Dù các bác sĩ cho rằng: Cựu Ngoại trưởng Hillary vẫn khỏe mạnh. Song cục máu đông trong não bà là nỗi lo không nhỏ. Thực tế cũng cho thấy cách ứng xử trong thời gian cuối nhiệm kỳ của cựu Tổng thống Reagan bị tác động bởi căn bệnh Alzheimer mà tuổi già thường mắc phải. Điều đó chứng tỏ khả năng quyết đoán, trí tuệ và thể chất của con người sẽ bị suy giảm theo thời gian. Vậy nên, khi nhậm chức Tổng thống ở tuổi 70, việc bà Clinton có thể đưa ra những quyết định sáng suốt hay không chưa ai dám chắc.
Thêm nữa, giả sử bà Hillary thắng cử, gia đình nhà Clinton sẽ tiếp tục cầm quyền. Như vậy, nước Mỹ sẽ nằm dưới sự kiểm soát của gia đình Cliton - Bush trong 28 năm. Một quốc gia muốn phát triển cần liên tục đổi mới và có tầm nhìn chiến lược. Vì thế, việc đi theo con đường cũ sẽ dẫn đến nguy cơ nước Mỹ bị thụt lùi.
Tuy nhiên, không ai phủ nhận những thành tích mà cựu Ngoại trưởng Mỹ đã đạt được như nỗ lực ngăn chặn cuộc chiến tranh giữa Israel và Hamas. Kết quả cuộc thăm dò của ABC/The Washington Post cho thấy 67% người dân Mỹ có cảm tình với bà Hillary. Thậm chí, Quinnipiac University còn cho rằng: Bà Hillary sẽ được 60% cử tri tín nhiệm trong vai trò của người lãnh đạo quốc gia. Những con số ấn tượng cho thấy bà là người mà Đảng Dân chủ cần để tiếp tục làm chủ Nhà Trắng. Đó cũng lý một trong lý do khiến bà Hillary phải cân nhắc.