Nhà ngoại cảm cũng chỉ đoán mò?

Chí Quân |

(Soha.vn) - Một người mất tích. Nhà ngoại cảm khẳng định rằng anh ta đã chết. Nhưng vài tháng sau, người đó đột nhiên xuất hiện, hoàn toàn khoẻ mạnh.

Phần 1: Các nhà ngoại cảm chỉ mong đúng 60%

Hoài nghi

Trong khi rất nhiều người tin tưởng tuyệt đối vào các nhà ngoại cảm thì cũng có không ít người tỏ thái độ hoài nghi. Họ tiến hành nghiên cứu để phủ nhận sự tồn tại của các khả năng siêu nhiên cũng như vai trò của các nhà ngoại cảm trong công tác điều tra.

Về vụ một nhà ngoại cảm tìm thấy một người đàn ông mất tích bị mắc kẹt trong chiếc xe tải ở một khu khai thác đá miền nam nước Mỹ, tiến sĩ Gary Posner, một người thuộc nhóm hoài nghi khẳng định ông đã bỏ ra 1 ngày tìm kiếm tư liệu trên các báo chí địa phương, nghiên cứu bản đồ và các thói quen của người mất tích, và cũng đi đến kết luận tương tự. Như vậy, không thể chắc chắn rằng nhà ngoại cảm thành công nhờ khả năng đặc biệt hay cũng chỉ dựa trên các suy đoán thông thường.

Khi cung cấp thông tin về một vụ án, nhà ngoại cảm thường chỉ đưa ra những mô tả chung chung

Khi cung cấp thông tin về một vụ án, nhà ngoại cảm thường chỉ đưa ra những mô tả chung chung

Khi cung cấp thông tin về một vụ án (nơi lẩn trốn của hung thủ, nơi giấu xác nạn nhân hoặc nơi sẽ tìm được người mất tích…), nhà ngoại cảm thường chỉ đưa ra những mô tả chung chung như “nơi có nước”, “ dưới cây sồi”, “trong một ngôi nhà cũ”, hoặc khá hơn thì là “một nhà máy bỏ hoang ở ngoại ô” hay “một chiếc xe màu xanh”…, trong khi “nơi có nước” có thể hiểu là sông, suối, hồ, ao, hay thậm chí chỉ là một vũng nước mưa, ở ngoại ô có hàng tá các nhà máy bỏ hoang và màu xanh là màu sơn của gần một nửa số xe trong thành phố.

Đây là một điểm mấu chốt khiến những người hoài nghi cho rằng các nhà ngoại cảm thực ra chỉ là những kẻ đoán mò. Cách đây một vài năm, cảnh sát Missouri thụ lý vụ án một cặp tình nhân mất tích. Người đàn ông sau đó bị bắt ở bang New Jersey. Anh ta thú nhận đã giết chết người yêu và vứt xác cô ở một cánh đồng cỏ đâu đó tại bang Illinois.

Nhà chức trách cần tìm ra tử thi, nhưng lời khai của kẻ phạm tội quá lộn xộn nên không giúp ích được gì. Họ phải nhờ đến nhà ngoại cảm Greta Alexander. Bà cho biết ở gần xác cô gái có một con chó sủa, chữ cái “s” sẽ đóng một vai trò quan trọng để tìm ra nơi đó và họ sẽ không tìm thấy mái tóc nạn nhân vì nó đã bị rơi ra khỏi đầu. Bà cho biết thêm rằng một người đàn ông với một cánh tay hỏng sẽ tìm ra tử thi. Sau cùng, Alexander cũng chỉ ra một địa điểm, nhưng khi cảnh sát đến nơi, họ chỉ tìm được một cái xác gia súc..

Người ta tìm thấy tử thi ở một nơi khác, đầu lìa khỏi cổ và mắc trong một bụi cỏ cùng với bộ tóc giả. Người đàn ông báo cho cảnh sát về tử thi bị liệt cánh tay bên trái.

Theo lập luận của những người hoài nghi, trong vụ này, thông tin của nhà ngoại cảm đưa ra chẳng có ý nghĩa gì. Chữ “s” hay chó sủa là những dữ kiện rất mơ hồ. Còn chi tiết về mái tóc, vì cô gái bị giết đã nhiều tháng, tử thi chắc chắn bị phân huỷ nặng nên không khó gì để đoán ra điều đó. Chi tiết về người đàn ông bị liệt tay chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên.

Để chứng minh những nhận định của mình, những người hoài nghi đã tiến hành một nghiên cứu. Họ lập hai nhóm: một nhóm gồm các nhà ngoại cảm và nhóm kia là một số sinh viên. Những người tham gia được yêu cầu xem xét 4 vụ án dưới sự chỉ đạo của Phòng nghiên cứu hành vi thuộc sở cảnh sát Los Angeles. Các nhà ngoại cảm đưa ra được nhiều thông tin hơn, nhưng các sinh viên lại đưa ra được những thông tin có tỉ lệ chính xác cao hơn. Tuy nhiên, tất cả những gì họ cung cấp đều không tạo nên được bước ngoặt nào khả dĩ có thể thúc đẩy quá trình điều tra.

Cảnh sát có thực sự cần đến nhà ngoại cảm?

Đây thực sự là một quan hệ rất tế nhị. Hầu hết các cơ quan điều tra lớn trên thế giới đều không thừa nhận sự tham gia của nhà ngoại cảm. Các tài liệu chính thức về đóng góp của nhà ngoại cảm vào việc giải quyết các vụ án rất ít ỏi nên rất khó để trả lời chính xác câu hỏi: cảnh sát có thực sự cần đến các nhà ngoại cảm?

Những người hoài nghi cho rằng không. Trên thực tế, không có tài liệu nào cho thấy các nhà ngoại cảm có thể giải quyết trọn vẹn một vụ án. Những người hoài nghi cho rằng sự tham gia của nhà ngoại cảm có thể làm lệch hướng điều tra bởi thông tin không chính xác, gây tổn thất về thời gian, tiền bạc cho cảnh sát.

Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, họ có thể gây ảnh hưởng lớn đến những người vô tội. Như trong một vụ án mạng ở Kentucky, nhà ngoại cảm khẳng định thủ phạm là chủ một cây xăng. Mặc dù sau đó, kẻ giết người là một tài xế xe tải đã bị bắt và người bị oan đã được trả lại sự trong sạch nhưng quãng thời gian nặng nề mà ông đã phải sống trong sự xa lánh của cộng đồng, tai tiếng và những lời đồn đại ác ý thì không thể xoá sạch được.

Những người tin tưởng và bản thân các nhà ngoại cảm thì lại khẳng định điều ngược lại. Họ cho rằng sở dĩ không có nhiều tài liệu về sự tham gia của nhà ngoại cảm vào công tác điều tra phá án và công lao của họ không được ghi nhận là vì những lý do hết sức tế nhị. Trong đa số các trường hợp, cảnh sát nhờ đến sự giúp đỡ của các nhà ngoại cảm theo con đường không chính thức, hoặc thậm chí một cách bí mật. Do đó, dù giải quyết được những vụ khó thì đóng góp của họ cũng ít được biết đến.

 	Etta Smith

Etta Smith

Không phải nhà ngoại cảm nào cũng hứng thú với việc giúp đỡ cảnh sát. Năm 1980, tại Los Angeles, Etta Smith bằng linh cảm “nhìn” thấy vụ giết hại một phụ nữ. Bà đến báo cho cảnh sát nhưng chẳng ai buồn quan tâm. Etta bèn tự mình đi đến nơi mà bà “thấy” thủ phạm giấu xác nạn nhân. Quả nhiên, bà tìm được một thi thể với những thương tích đúng như bà đã hình dung và mô tả cho cảnh sát lúc trước.

Khi các điều tra viên được báo tới hiện trường, việc đầu tiên mà họ làm là bắt giữ Etta. Họ cho rằng bà chính là thủ phạm và câu chuyện về linh cảm chỉ là một màn kịch để đánh lạc hướng điều tra. Thật may là hung thủ thật sự đã đến tự thú và Etta chỉ bị giam 3 ngày. Nhưng kỷ niệm nhớ đời đó đã khiến bà không bao giờ còn có ý định giúp đỡ cảnh sát, cho dù đôi khi, Etta vẫn “nhìn” thấy tội ác diễn ra ở nơi này hay nơi khác.

Những thông tin đặc biệt về Phan Thị Bích Hằng và ngoại cảm (cập nhật liên tục)

Nhà ngoại cảm đoán sai thời gian tìm thấy xác khách thẩm mỹ
Hành trình tìm mộ nhà văn Nam Cao của bà Phan Thị Bích Hằng
Nhà báo Phạm Ngọc Dương: Phan Thị Bích Hằng có lúc đúng, lúc sai

TS Khanh: "Nói Phan Thị Bích Hằng như vậy là vô trách nhiệm"
Bà Phan Thị Bích Hằng từ chối tìm nạn nhân đi thẩm mỹ bị vứt xác
Thực hư việc nhà ngoại cảm Bích Hằng "hóa giải dớp tử thần" ở cầu Bãi Cháy?
Bà Phan Thị Bích Hằng và những "chiến tích" tìm mộ liệt sỹ

Toàn bộ thông tin vụ việc: BẤM VÀO ĐÂY

 

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại