Nhà lãnh đạo Kim Jong Un: Nhà chuyên chế có tài hay đáng sợ?

Mai Nguyễn |

Kim Jong Un, nhà lãnh đạo Triều Tiên đang ngày càng khiến thế giới phải chú ý đến nhiều hơn, đặc biệt sau khi có tin cho rằng ông đã ra lệnh xử tử Bộ trưởng Quốc phòng nước này, Hyon Yong-Chol.

Cuối tháng 4 vừa qua, có thông tin cho rằng nhà độc tài của Triều Tiên, Kim Jong Un đã xử tử bộ trưởng bộ Quốc phòng vì tội bất trung.

Tuy nhiên trong ngày 14/5, một quan chức Cơ quan tình báo quốc gia Hàn Quốc (NIS) lại nói rằng cuộc hành quyết chưa được xác minh làm rõ. Một phát ngôn viên của NIS sau đó cho tờ Wall Street Journal biết quan điểm chính thức của tổ chức này là vụ hành quyết ông Hyon đã diễn ra.

NIS cũng chưa tiết lộ phương thức thu thập thông tin, khiến một số nhà phân tích chất vấn về các đánh giá của tổ chức này.

Ông Hyon Yong Chol lên chức bộ trưởng quốc phòng không lâu sau khi ông Jang Song Theak, chú của chủ tịch Kim Jong Un, cũng là người chỉ dạy và nhiếp chính không chính thức của nhà lãnh đạo trẻ bị loại ra khỏi Quốc hội hồi tháng 12/2013.

Theo một thông báo của kênh truyền thông quốc gia, ông Jang sau đó đã bị giết với lý do tử vong không bình thường. Vài quan chức khác cũng đã bị thanh trừng.

Những sự kiện như vậy là rất bất thường, kể cả là ở Triều Tiên, nơi mà sự chống đối về chính trị ở bất cứ cấp độ nào cũng sẽ phải đối mặt với sự trừng phạt nặng nề nhất. Rất hiếm khi có nhiều quan chức cao cấp như vậy liên tiếp bị thanh trừng.

Rất khó để nói được chuyện gì đang diễn ra ở Triều Tiên. Tuy nhiên, vài nhà phân tích tin rằng những hoạt động gần đây tại Triều Tiên cho thấy chủ tịch Kim Jong Un đang ở trong một tình thế bấp bênh. Họ cho rằng ông Kim đang lo sợ quyền cai trị của mình sẽ bị thách thức.

Sự bất an về quyền lực của bản thân có thể là lời giải thích cho việc chủ tịch Kim hủy chuyến thăm đã được lên kế hoạch trước tới Moscow để dự lễ kỷ niệm 70 năm ngày Chiến thắng phátxít, lấy lý do là “có công việc nội bộ.”

Tuy nhiên, sự bấp bênh và bất an là hai khái niệm khác nhau. Trong khi không một ai từ bên ngoài có thể chắc chắn, nhưng vẫn có những dấu hiệu cho thấy chế độ của ông Kim Jong Un vẫn ổn định.

Hoạt động giao thương ngày càng mở rộng với Trung Quốc trong những năm gần đây đã có đóng góp lớn cho nền kinh tế.

Triều Tiên cũng đã sở hữu tới 20 loại vũ khí hạt nhân và có khả năng trực tiếp bắn tên lửa vào Bắc Mỹ. Mới đây, Triều Tiên cũng đã cho phóng thử tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm đầu tiên.

Chính sách tuyên truyền trong nước đã dựng nên hình ảnh ông Kim Jong Un là một nhà lãnh đạo vui vẻ, được người dân yêu mến ở mức độ ngang bằng, thậm chí hơn cả ông nội và cha mình. Ông cũng thường xuyên cho lời khuyên trong các lĩnh vực như quân đội, công nghiệp và xã hội.

Chính sách tuyên truyền trong nước đã dựng nên hình ảnh ông Kim Jong Un là một nhà lãnh đạo vui vẻ, được người dân yêu mến ở mức độ ngang bằng, thậm chí hơn cả ông nội và cha mình. (Nguồn: CNN)
Chính sách tuyên truyền trong nước đã dựng nên hình ảnh ông Kim Jong Un là một nhà lãnh đạo vui vẻ, được người dân yêu mến ở mức độ ngang bằng, thậm chí hơn cả ông nội và cha mình. (Nguồn: CNN)

Những dấu hiệu này cho thấy trái với vẻ ngoài thiếu kinh nghiệm và sợ sệt, ông Kim Jong Un có thể là người sở hữu những nét tính cách hoàn hảo của một nhà lãnh đạo chuyên chế có tài.

Điều này sẽ ảnh hưởng thế nào đến chính sách của Mỹ với Triều Tiên? Chính quyền của cả hai đảng đã lưỡng lự giữa những phiên đàm phán căng thẳng để xoa dịu Triều Tiên và những giai đoạn không có hành động gì ngoài việc ngồi chờ điều tốt đẹp nhất xảy ra.

Kết quả là Triều Tiên, từ một sự phiền toái đã trở thành một mối đe dọa càng lúc càng trực diện và đáng kể chỉ trong một thập kỷ.

Và quốc gia đó được một nhà độc tài trẻ tuổi, với vẻ ngoài ngày càng bớt hài hước và dần trở nên nguy hiểm hơn dẫn dắt.

Trừ phi Mỹ và các đồng minh thách thức chế độ này và những người cai trị nó một cách trực tiếp và có hiệu quả hơn, mối đe dọa sẽ không biến mất, và có thể trở nên tồi tệ hơn.

Ghi chú: Những ý kiến trên đây thuộc về Christian Whiton, chủ tịch quỹ Hamilton, tác giả cuốn sách “Smart Power: Between Diplomacy and War” (Quyền lực thông minh: Giữa Ngoại giao và Chiến tranh).

Dưới thời tổng thống George W. Bush, ông từng là phó đại sứ đặc mệnh về quyền con người ở Triều Tiên.

>> Chiến lược "độc" giúp Mỹ đối phó Trung Quốc tại Biển Đông

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại