“Người Trung Quốc không thể đoàn kết, hay cắn xé nhau”

Bá Dương (Nguyễn Hồi Thủ dịch) |

(Soha.vn) - Sau những nhận định về bản chất nguy hiểm và thói đấu đá của người Trung Quốc, nhà văn, nhà báo, sử gia Bá Dương lại tiếp tục phân tích về những bản chất xấu xí khác của nhiều người Trung Quốc.

“Người Trung Quốc không thể đoàn kết, hay cắn xé nhau”
 

Tại Mỹ, một nước rộng mênh mông, con người như hạt cát trong sa mạc, ai biết anh là người nhập cảnh không hợp pháp? Nếu có người tố cáo anh, thì đó là ai? Là ai, nếu không phải là một người Trung Quốc khác, không phải là bầu bạn gần gũi anh?

Nhiều bạn ở Mỹ còn bảo tôi: "Nếu sếp của anh là người Trung Quốc anh hãy chú ý! Đặc biệt phải coi chừng! Không những anh không được giúp đỡ mà lúc cần anh lại còn có thể là người đầu tiên bị tống cổ đi để cho người chủ "biểu thị "tinh thần chí công vô tư nữa".

Không hiểu vì sao người ta lại so sánh người Trung Quốc với người Do Thái được? Tôi thường nghe nói" người Trung Quốc và người Do Thái giống nhau ở chỗ cần cù". Điều này phải chia làm hai phần:

Phần thứ nhất: Cái đức tính cần cù từ mấy nghìn năm nay cũng chẳng còn tồn tại nữa, nó đã bị thời kỳ "Tứ nhân bang" (bè lũ bốn tên) phá tan tại lục địa rồi.

Phần thứ hai: Chúng ta còn gì để có thể đem so sánh với người Do Thái được? Báo chí Trung Quốc thường đăng:  "Quốc hội Do Thái (Knesset) tranh luận mãnh liệt, ba đại biểu là ba ý kiến trái ngược nhau", nhưng cố ý bỏ sót một sự kiện quan trọng là sau khi họ đã quyết định với nhau thì hình thành một phương hướng chung.

Tuy bên trong quốc hội tranh cãi tơi bời, bên ngoài đang giao chiến, bốn phía địch bao vây, nhưng Israel vẫn tổ chức bầu cử…

Tại Trung Quốc chúng ta, hễ có ba người sẽ cũng có ba ý kiến, nhưng cái khác nhau là: Sau khi đã quyết định xong, ba người đó vẫn làm theo ba phương hướng khác nhau. Giống như nói hôm nay có người đề nghị đi New York, người đề nghị đi San Francisco. Biểu quyết, quyết định đi New York, nếu ở Israel cả hai người sẽ cùng đi New York, nhưng ở Trung Quốc thì một người sẽ bảo:  "Anh đi New York đi, tôi có tự do của tôi, tôi đi San Francisco!"

Có một lần coi một phim Anh, tôi thấy mấy đứa trẻ cãi nhau xem cùng leo cây hay bơi lội. Sau khi đã biểu quyết leo cây thì tất cả đều đi leo cây.

Chuyện này đối với tôi có ấn tượng rất sâu sắc. Bởi vì dân chủ không phải là vấn đề hình thức, mà là một phần của sự sống. Cái dân chủ của chúng ta là dân chủ bề ngoài. Trong lúc bỏ phiếu, các quan lớn cũng cần được chụp ảnh với lá phiếu trên tay ra điều ta đây cũng bõ công tham gia vào cái cuộc chơi bầu cử này đấy. Dân chủ thật ra có là cái quái gì trong sinh hoạt của họ đâu, chẳng qua chỉ là một hành vi để biểu diễn!

Người Trung Quốc không thể đoàn kết, hay cắn xé nhau, những thói xấu đó đã thâm căn cố đế. Không phải vì phẩm chất của họ không đủ tốt. Nhưng vì con siêu vi trùng trong văn hóa Trung Quốc ấy làm cho chúng ta không thể đè nén, khống chế hành vi của chúng ta được.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại