Nga – Trung thân thiết: Đòn chiến lược nhắm vào Tổng thống Obama

Minh Anh |

Từ mặt trăng đến Địa Trung Hải, cho tới tận trung tâm Moscow, Trung Quốc và Nga gần đây liên tiếp công bố một số động thái tăng cường quan hệ quân sự, tài chính, tạo ra “bóng ma liên minh” sâu sắc.

Và bóng ma này đang trở thành đối thủ chính của nước Mỹ ngày nay, với sự lãnh đạo của Tổng thống Barack Obama.

Bắc Kinh và Moscow gần đây ngày càng được nhìn nhận là một thử thách trong trật tự thế giới của Mỹ và phương Tây, đặc biệt là vai trò thống trị của Washington ở châu Âu và châu Á đang thay đổi.

Cả 2 quốc gia này đang tìm cách đập vỡ “bức tường bê tông” những gì họ cho là nỗ lực của Washington trong việc thách thức vị thế của họ trên chính trường thế giới.

Dấu hiệu gần đây nhất của mối quan hệ gần gũi này nổi lên vào thứ Năm (30/4), khi cả hai nước cùng thông báo sẽ có cuộc tập trận hải quân chung đầu tiên ở Địa Trung Hải và việc Nga trở thành một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất cho ngân hàng thế giới mới (AIIB) mà Trung Quốc vừa thành lập cũng như chính quyền Obama đang nỗ lực để giảm thiểu sức ảnh hưởng.

“Nga và Trung Quốc đang trở thành, như chúng ta hy vọng, không chỉ là các nước láng giềng mà còn là các quốc gia có sự kết nối sâu sắc”, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin nói với các phóng viên trong một chuyến thăm tới Hàng Châu, Trung Quốc, tuần vừa qua.

Hai bên đã thảo luận cách thức để biến Trung Quốc thành “đối tác chính” trong chương trình thành lập trạm khoa học trên mặt trăng của Nga vào năm 2024.

Nga đang cố gắng làm sống lại các chương trình không gian từng được thực hiện dưới thời Liên Xô, còn Trung Quốc đang chuẩn bị tiến hành Nhiệm vụ mặt trăng có người lái của riêng mình.

Các nhà phân tích thậm chí còn nhìn thấy một “tình anh em bằng hữu” vừa chớm nở, như một bài phân tích trên tờ BBC gần đây, giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Tổng thống Obama và hầu hết các lãnh đạo chính trị phương Tây khác đã từ chối lời mời của Tổng thống Nga Putin tới tham dự lễ tưởng niệm tại Quảng trường Đỏ vào tuần tới.

Lễ kỷ niệm đánh dấu 70 năm chiến thắng phát xít Đức. Vì thế, sự có mặt của Chủ tịch Tập chính là nhà lãnh đạo nước ngoài nổi bật nhất trong số những người có mặt tại Moscow dịp đó.

Trong năm 2014, hai nhà lãnh đạo đã gặp nhau 5 lần, và “sẽ còn nhiều lần trong năm nay”, Andrey Denisov, Đại sứ Nga ở Bắc Kinh cho biết.

“Trong khi Nga và Trung Quốc dự đoán  rằng Mỹ tiếp tục là quốc gia hùng mạnh nhất trong nhiều thập kỷ nữa, họ nhận ra độ bám của Hoa Kỳ đang dần trở nên lỏng lẻo ở những khu vực khác còn lại trên thế giới”, Dmitri Trenin, Giám đốc Trung tâm Carnegie ở Moscow, viết trong một bài phân tích dài về “Hiệp ước Trung – Nga” hồi tháng Tư.

“Cả Moscow và Bắc Kinh đều nhìn nhận rằng thế giới đang trải qua một sự thay đổi mang tính kỷ nguyên về một nước Mỹ thống trị đã xa dần, hướng tới một trật tự toàn cầu tự do hơn.

Ở đó, Trung Quốc trở nên nổi bật hơn và Nga tự do hành động hơn”, ông Trenin viết, “Họ cũng thấy tốc độ của quá trình thay đổi đang dần tăng lên”.

Putin và Tập Cận Bình đốt lửa cho sự bùng nổ thay đổi quan hệ song phương vào tháng 4/2014, khi sau hơn 30 năm, thoả thuận bán khí đốt tự nhiên của Nga trị giá 400 tỷ USD cho Trung Quốc được ký kết.

Tiếp theo đó là các thông báo trong tháng Mười cùng năm về việc xây dựng đường ống dẫn dầu chính để đưa dầu mỏ và khí đốt từ Nga sang Trung Quốc.

Vào thời điểm đó, các chuyên gia không gọi đó là mối quan hệ liên minh, cho rằng Tổng thống Putin đang tuyệt vọng trước sự cô lập quốc tế và sự trừng phạt kinh tế đến từ phương Tây do các vấn đề liên quan đến Crimea sáp nhập Nga.

Nhưng năm nay, một chuỗi các tín hiệu xích lại gần nhau giữa hai quốc gia đã tăn lên rất nhiều. Cụ thể:

- Tháng Ba, Nga hợp tác thành lập công ty liên doanh với Tổng công ty thương mại sản xuất máy bay Trung Quốc để xây dựng một đường bay thương mại rộng lớn vào năm 2025. Trị giá chương trình lên đến 13 tỷ USD do Trung Quốc đầu tư.

- Tháng Tư, Trung Quốc trở thành khách hàng đầu tiên mua được hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến S-400 của Nga. Thoả thuận trị giá 3 tỷ USD và được tiến hành trong năm 2017.

- Cuối tháng Tư, Nga quyết định trở thành nhà đầu tư lớn nhất, cũng là đồng sáng lập viên của Ngân hàng Đầu tư hạ tầng châu Á (AIIB) do Trung Quốc khởi xướng.

Mức đầu tư Nga hứa hẹn lên đến 100 tỷ USD. Đây là thách thức cực kỳ lớn cho hệ thống Ngân hàng Thế giới (WB) do Mỹ sáng lập cũng như các tổ chức tài chính khác của phương Tây.

- Nga và Trung Quốc cũng tiến hành rất nhiều các cuộc thảo luận và hợp tác về các chương trình không gian, trong đó tranh thủ kinh nghiệm của Nga từ thời Xô Viết và tham vọng làm chủ vũ trụ của Trung Quốc trong 10 năm gần đây.

- Cuộc tập trận chung hải quân vừa mới được công bố gần đây chính là biểu hiện tích cực mối quan hệ gắn bó ngày càng tăng trong hợp tác quân sự chính thức giữa Nga và Trung Quốc, các nhà quân sự cho biết.

Các nhà chiến lược của Nga công khai mối lo sợ rằng những chuyển động tăng cường “tình anh em” hay một mối quan hệ liên minh với Trung Quốc chỉ làm tăng thêm sức mạnh kinh tế cho riêng Trung Quốc.

Tuy nhiên, trong tác phẩm của mình, ông Trenin cho rằng, mối quan hệ Nga – Trung trở nên nồng ấm đang chứng minh nó có nhiều ý nghĩa hơn những lo ngại kể trên.

Bởi cả hai quốc gia đều đang tìm cách mở rộng ảnh hưởng của mình, thách thức trật tự toàn cầu do Mỹ sắp đặt, cụ thể là được thiết kế tại châu Âu và châu Á.

Ông Putin và ông Tập đều có động cơ, ảnh hưởng và sự đảm bảo cho quá trình chuyển động tới một liên minh Nga – Trung trong tương lai.

“Từ cấp độ từng đạt được trong năm 2014, mối quan hệ Moscow – Bắc Kinh có thể tiến lên phía trước trong một số lĩnh vực quan trọng”, Trenin viết, “Thay vì một châu Âu vĩ đại từ Lisbon đến Vladivostok, một châu Á vĩ đại từ Thượng Hải đến St. Petersburg đã trong tầm tay”.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại