Nga được chương trình gián điệp của Mỹ “ưu ái” nhất

Tiếp tục trong chuỗi dữ liệu bị rò rỉ từ người tiết lộ tin Edward Snowden, tuần báo Der Spiegel cho biết Nga, Liên minh châu Âu, Trung Quốc và Iran dẫn đầu danh sách ưu tiên trong chương trình gián điệp của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA).

Tòa nhà Chính phủ Liên Bang Nga ở Thủ đô Matxcơva - Một trong những mục tiêu của Chương trình gián điệp do Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ thực hiện.

Tài liệu có đề ngày ấn hành vào tháng 4/2013, cho biết các quốc gia được chỉ định mức độ quan tâm giám sát trong chương trình của NSA từ bậc 1 (cao nhất) đến bậc 5 (thấp nhất).

Các quốc gia bị giám sát hàng đầu là Trung Quốc, Nga, Iran, Pakistan, Triều Tiên và Afghanistan. Liên minh châu Âu, nếu xếp về tổng thể cũng nằm trong thứ hạng cao, mặc dù nếu tính riêng lẻ từng thành viên trong số 28 quốc gia thì lại không phải là đối tượng mà Mỹ để ý đến nhiều. Đức và Pháp có mức “bị” quan tâm thuộc tầm trung bình, trong khi các nước như Phần Lan, Croatia và Đan Mạch gần như không có thứ bậc và không đến dữ liệu thu thập được.

Tuần báo Der Spiegel của Đức đã cung cấp các thông tin tài liệu bị rò rỉ này vào hôm thứ Bảy (10/8), chủ yếu tâm trung vào các vấn đề mà người Đức quan tâm nhất đối với chương trình của NSA.

Mỹ tập trung “săm soi” các quốc gia theo nhiều lĩnh vực, đặc biệt được chú trọng nhất là chính sách đối ngoại và các vấn đề kinh tế. Xuất khẩu vũ khí, công nghệ mới, cải tiến vũ khí và thương mại quốc thế cũng được quan tâm, nhưng mức ưu tiên chỉ nằm ở mức dưới bậc 4. Khi nói đến toàn bộ Liên minh châu Âu (EU), các lĩnh vực Mỹ quan tâm là gần như giống hệt nhau ở các quốc gia thành viên.

Tài liệu mới nhất bị rò rỉ này đã bổ sung và khẳng định thêm về quan điểm trước đó nói rằng văn phòng của EU ở Brussels, Washington và New York đều nằm dưới sự giám sát của NSA. Đặc biệt, Đức là quốc gia bị xâm nhập nhiều nhất trong tất cả các nước thuộc khối EU.

Thủ tướng Merkel đã bị chỉ trích vì thiếu phản ứng trong việc để bị rò rỉ thông tin. Điều này khiến dư luận tin rằng nước Đức đã không chỉ bị do thám một cách rộng rãi mà còn cho rằng Berlin đã thực sự hợp tác với NSA trong chương trình giám sát.

Thủ tướng Đức đầu tiên đã từ chối các thông tin mà gián điệp của NSA công bố, nhưng ngay sau đó đã chuyển sang biện minh cho Mỹ, nói rằng “gián điệp thực sự cần thiết cho các nền dân chủ”.

Người dân Đức đã không bị thuyết phục bởi loại lý luận này của bà Merkel, khi mà các tiết lộ mới này của Snowden đã làm dấy lên các cuộc biểu tình lớn trên toàn quốc.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại