Nga có chiến thắng ngoạn mục trước Mỹ và Ukraine tại Liên hiệp Quốc

Anh Tú |

Đại hội đồng Liên hiệp Quốc (LHQ) đã thông qua một nghị quyết do Nga đề xuất để lên án các nỗ lực tôn vinh ý thức hệ chủ nghĩa phát xít và chối bỏ tội ác chiến tranh của Đức Quốc xã. Mỹ và Ukraine là những nước hiếm hoi bỏ phiếu chống lại đề xuất này nhưng cuối cùng Nga có chiến thắng ngoạn mục trước Mỹ và Ukraine.

Nghị quyết đã được thông qua hôm thứ Sáu tuần rồi, khi LHQ bàn giải quyết các vấn đề xã hội và nhân đạo và nhân quyền. Nghị quyết này nhận được 115 phiếu thuận, 3 phiếu chống và 55 phiếu trắng.

Nghị quyết đã lên tiếng lo ngại về sự gia tăng của tội phạm phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa phát xít trên toàn thế giới.

Nghị quyết cũng chỉ trích những nỗ lực để “minh oan” cho các phần tử cộng tác với Đức quốc xã bằng cách mô tả chúng như là chiến binh chiến đấu cho tự do dân tộc. Nghị quyết còn lên án bất kỳ hình thức chối bỏ tội ác chiến tranh của Đức Quốc xã, bao gồm cả thảm họa diệt chủng với người Do Thái.

Cũng cần nói rằng trong thời gian qua, một số quốc gia láng giềng Nga đã có biểu hiện tôn sùng hay minh oan cho chủ nghĩa phát xít khiến Moscow tức giận.

"Thật đáng tiếc, thuốc chủng ngừa chống lại virus phát xít (mà đồng minh) phát triển tại Nuremberg (phiên tòa xét xử các tội phạm chiến tranh là phát xít Đức) đang mất dần hiệu quả ở một số nước châu Âu", Tổng thống Nga Vladimir Putin nói trong một cuộc phỏng vấn với tờ Serbia Politika (Chính trị Serbia) hồi giữa tháng 10.

"Một ví dụ sinh động của việc này là biểu hiện của chủ nghĩa tân phát xít đã trở thành thói quen tại các nước vùng Baltic. Trong bối cảnh đó, tình hình ở Ukraine gây ra những lo ngại đặc biệt. Tháng 2 vừa qua, chính các nhóm cực hữu, những kẻ theo đường lối dân tộc cực đoan đã xô đổ hiến pháp ở nước này".

Tại Lit-va, những kẻ cực hữu đã phá hoại tượng đài liệt sĩ Liên Xô hồi tháng 9 nhưng chính quyền gần như làm ngơ. Tại Latvia, tổ chức Einars Cilinskis (những kẻ Latvia chiến đấu cho quân phát xít Đức) thường hay tổ chức kỷ niệm, tuần hành chồng Nga. Tại Estonia, Bộ trưởng quốc phòng còn gặp gỡ với nhóm EFFU (tổ chức chiến binh tự do thống nhất Estonia chiến đấu cho phát xít Đức) và bị Nga phản ứng quyết liệt hồi đầu năm.

Còn tại Ukraine, những kẻ cực hữu đã góp phần lật đổ chính quyền Viktor Yanukovych và khiến đất nước rơi vào cảnh phân liệt. Sau cuộc bầu cử quốc hội Ukraine vào cuối tháng 10, các đảng cực hữu đã trở thành một thế lực chính trị.

Bình luận về việc Mỹ và Ukraine bỏ phiếu chống nghị quyết lên án phát xít, Nga tỏ ra phẫn nộ.

"Thực tế là Mỹ, Canada và Ukraine đã bỏ phiếu chống, còn các nước thành viên EU bỏ phiếu trắng trong cuộc bỏ phiếu về dự thảo nghị quyết này là điều vô cùng đáng tiếc. Dù vậy, đa số áp đảo của các nước thành viên của LHQ bỏ phiểu ủng hộ", Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố, hàm ý khẳn định Nga có chiến thắng ngoạn mục trước Mỹ và Ukraine.

"Quan điểm của Ukraine đặc biệt thiếu tinh thần và đáng báo động. Rất khó hiểu vì sao ở một đất nước, người dân phải chịu đựng đầy đủ sự khủng khiếp của chủ nghĩa phát xít và đóng góp đáng kể vào chiến thắng chung của nhân loại chống lại phát xít, lại có thể bỏ phiếu chống lại một nghị quyết lên án phát xít", Bộ Ngoại giao Nga cho biết thêm.

Đại diện của Kiev, Andrey Tsymbalyuk, nói rằng trong khi Ukraine lên án chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa tân phát xít, nhưng họ không tán thành nghị quyết của Nga...

 

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại