Mỹ chủ trương khép chặt vòng vây trên biển TQ

Những tưởng mối quan hệ Mỹ-Trung đã được cải thiện sau những chuyến thăm “con thoi” giữa lãnh đạo 2 quốc gia thời gian qua. Tuy nhiên, thực tế mọi chuyện lại không hẳn như vậy…

Mỹ vẫn không tin trung Quốc

Trong thời gian chuyến thăm Mỹ gần đây của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn, cả hai bên đã tuyên bố muốn phục hồi năng lực hợp tác quân sự. Trong khi đó, tại cuộc gặp với các nhà báo, Cục trưởng Cục Đối ngoại của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, Quan Yufeyi đã cho biết rằng, Bắc Kinh lo ngại trước hoạt động tình báo ngày càng tăng của lực lượng không quân và hải quân Mỹ ở vùng biển tiếp giáp với Trung Quốc.

Chuyên gia Vasily Kashin từ Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ Nga phân tích: “Bắc Kinh đã từng nhiều lần chỉ trích Washington trong mối liên hệ với sự hiện diện ngày càng tăng của các loại kỹ thuật tình báo Mỹ trên biên giới của Trung Quốc.

Mấy năm gần đây tình hình trong lĩnh vực này hầu như không thay đổi. Mặc dù hai nước phát triển quan hệ quân sự, nhưng, các vấn đề quân sự và chính trị quan trọng nhất ảnh hưởng đến quan hệ Trung-Mỹ,vẫn là rất nóng hổi”.

Trung Quốc đang thực sự lo ngại trước những hoạt động trinh sát được Mỹ tiến hành thực hiện liên tiếp quanh khu vực biên giới của nước này.
Trung Quốc đang thực sự lo ngại trước những hoạt động trinh sát được Mỹ tiến hành thực hiện liên tiếp quanh khu vực biên giới của nước này.

Không chỉ truyền thông quốc tế tỏ mối nghi ngờ mà ngay cả báo chí Trung Quốc cũng không mấy lạc quan về tương lai “thân thiện” trong mối quan hệ với Mỹ. Tờ CNJ của Trung Quốc nhận định, Washington hiểu rõ sự vươn lên trong những thập kỷ qua của Bắc Kinh, trật tự thế giới có nhiều thay đổi trong tương lai gần là điều không khó đoán, và đó là điều người Mỹ không muốn diễn ra quá sớm.

Trên thực tế, Trung Quốc là mục tiêu chính trong quá trình xây dựng quân sự của Mỹ. Về mặt này, có thể nhắc nhở về hoạt động tích cực của các máy bay trinh sát Mỹ trên biên giới của Liên Xô - đối thủ tiềm năng chính của Hoa Kỳ trong thời gian Chiến tranh Lạnh. Khi đó, các máy bay trinh sát RC-135 đã thường xuyên thực hiện các chuyến bay dọc theo đường biên giới của Liên Xô. Nếu một ngày nào đó phi cơ Mỹ không xuất hiện, thì ban chỉ huy quân đội Xô Viết đã thể hiện sự quan tâm và cố gắng làm sáng tỏ lý do vắng mặt của nó.

Theo nhận định của nhiều chuyên gia thì Trung Quốc đang dần trở thành một Liên Xô thứ 2 trong mắt người Mỹ, vì thế vẻ “hữu hảo” bề ngoài không nói lên rằng mối quan hệ song phương Mỹ-Trung có nhiều dấu hiệu tốt đẹp.

“Mỹ đã, đang và sẽ khó có lòng tin đối với Bắc Kinh, sự không ăn nhập giữa 2 cường quốc là điều dễ nhận thấy, nhưng vì lợi ích cũng như sự cân bằng quyền lực, cả Bắc Kinh và Washington đều phải nín nhịn lẫn nhau, và cái bắt tay đầy gượng ép là điều tiềm ẩn cho những mâu thuẫn lớn hơn trong tương lai”, tờ Defencetalk phân tích về mối quan hệ đang ngày càng ấm dần lên giữa Mỹ và Trung Quốc.

Bắc Kinh thể hiện quan điểm

Trung Quốc đã không ít lần có những phản ứng quyết liệt trước hoạt động của các máy bay trinh sát và hải quân Mỹ ở vùng Biển Đông, nơi tập trung các tuyến đường thủy quan trọng nhất đối với Trung Quốc. Ở vùng này bố trí căn cứ tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc. Bắc Kinh muốn để trong khu vực này các tàu ngầm tên lửa hạt nhân có thể tuần tra an toàn, có lẽ, các tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc cũng sẽ phục vụ mục đích này.

Vào tháng 4 năm 2013, nhà phân tích quân sự nổi tiếng của Trung Quốc, Chuẩn Đô đốc Đình Chu đã bày tỏ sự lo ngại về hoạt động tình báo ngày càng tăng trong khu vực không chỉ của Mỹ mà còn của các tàu ngầm Nhật Bản và Úc. Ông Đình Chu kêu gọi củng cố tiềm năng chống tàu ngầm gia của hải quân Trung Quốc ở Biển Đông. Trung Quốc lo ngại rằng, Hoa Kỳ và các đồng minh của họ sẽ có khả năng nghiên cứu chi tiết điều kiện địa phương, và trong tương lai nhờ sự hợp tác với một trong những nước Đông Nam Á sẽ triển khai mạng lưới thiết bị tình báo dưới đáy biển.

Trong trường hợp này, các tàu ngầm hạt nhân, mà Trung Quốc đã đầu tư nhiều tiền để xây dựng chúng, dễ bị tổn thương. Đó là lý do tại sao vào năm 2009, hải quân Trung Quốc cùng với các cơ quan hàng hải dân sự và các tàu đánh cá được thu hút vào chiến dịch này đã hết sức cố gắng ngăn chặn hoạt động của chiếc tàu thăm dò đại dương phao thủy văn Impeccable của Mỹ.

Máy bay Mỹ trinh sát khu vực biển Đông.
Máy bay Mỹ trinh sát khu vực biển Đông.

Kinh nghiệm của Liên Xô cho thấy rằng, không thể ngăn chặn hoặc giảm bớt số lượng máy bay do thám và tàu trinh sát của Mỹ hiện diện gần biên giới của đất nước. Chỉ có thể ngăn chặn khi hành động của chúng vi phạm pháp luật quốc tế.

Có thể những bài học mà Liên Xô vấp phải trong quá khứ sẽ rất hữu ích đối với Bắc Kinh vào thời điểm hiện tại khi có nhiều thông tin cho rằng Washington đã thông qua kế hoạch tập trung lực lượng tình báo, trinh sát, do thám tinh nhuệ nhất để “bám” nhất cử nhất động của Trung Quốc vào thời điểm hiện tại.

Tờ Ausdefence phân tích thêm rằng, ở Liên Xô để phục vụ mục đích ngăn chặn hoạt động trinh sát của Mỹ đã có các máy bay ném bom hạng nặng thực hiện chuyến bay tới vùng Bắc của Đại Tây Dương, cũng như hoạt động tích cực của các tàu trinh sát và tàu ngầm gần bờ biển nước ngoài để thiết lập trục “đối xứng trinh sát”. Hiện nay, nước Nga cũng sử dụng kinh nghiệm này với mức độ nhất định. Có lẽ, trong tương lai, Trung Quốc cũng sẽ đi theo con đường này. Nhưng vào thời điểm hiện tại có lẽ Bắc Kinh vẫn sẽ còn toát mồ hôi với người Mỹ.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại