Một góc nhìn khác về TQ và câu chuyện về những người thợ mỏ đói khổ

Nguyễn Thị Quỳnh Như |

Giữa bối cảnh Bắc Kinh muốn truyền tải thông điệp về sự trỗi dậy của Trung Quốc như là một siêu cường mới, thì có một thực tế về cuộc sống khắc nghiệt những người thợ mỏ đói khổ. Một Thế Giới xin giới thiệu bài viết của tác giả Mark Magnier đăng trên tờ Wall Street Journal nhằm giúp độc giả hiểu thêm về cái gọi là mặt trái của tham vọng làm bá chủ của Bắc Kinh.

Cuộc đời đen như than của những người thợ mỏ đói khổ

Thành phố Jixi, một mỏ than và là trung tâm công nghiệp với 1,8 triệu dân đang ở trong khung cảnh buồn hiu. Các nhà máy lớn phủ đầy bụi và các dãy nhà hàng vắng hoe, các công trình xây dựng dở dang và nhiều doanh nghiệp đóng cửa.

Giữa mùi lưu huỳnh nồng nặc, Hao Xumei, một công nhân rửa than đã làm việc 30 - 47 năm tại mỏ than Dongshan Jixi chia sẻ: "Tôi đã không được trả lương trong ba tháng. Tôi không muốn con tôi lớn lên và tiếp tục công việc này ở đây".

Cuộc đấu tranh của thành phố Jixi phản ánh các thách thức mà Trung Quốc phải đối mặt trong việc cố gắng thúc đẩy nền kinh tế trì trệ tại các khu vực tụt hậu.

Gương mặt khắc khổ của một người thợ mỏ TQ - Ảnh Minh họa 

Jixi, vì đâu nên nỗi?

Jixi là một trong những thành phố phát triển chậm nhất của Trung Quốc.

Trong năm 2013, nền kinh tế chỉ tăng trưởng 0,9%, là mức thấp nhất trong số 288 thành phố lớn của Trung Quốc.

Trong ba quý đầu tiên của năm 2014, nền kinh tế đã sụt giảm 3,7% so với năm ngoái.

Sự trì trệ đã kéo dài ngay cả khi đã có 65 dự án trị giá 300 tỷ nhân dân tệ, tương đương 50 tỷ USD, được đổ vào tỉnh Hắc Long Giang, trong đó nhiều dự án được triển khai ở thành phố Jixi.

Nhà đầu tư hoang mang với số liệu tăng trưởng trong khi chính phủ Trung Quốc đang cố gắng chuyển đổi nền kinh tế từ mô hình cũ dựa trên đầu tư để hướng tới một nền kinh tế dịch vụ và tiêu dùng.

Chính phủ nước này đang cố gắng tạo thêm việc làm, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo và thúc đẩy sự thịnh vượng cho các khu vực phía Tây, phía Đông Bắc và khu vực trung tâm.

Hôm thứ Sáu, ngân hàng Trung ương Trung Quốc đa cắt giảm lãi suất lần đầu tiên trong hơn hai năm qua, một phản ứng với các dấu hiệu tăng trưởng yếu ớt và sự đình trệ sản xuất.

Các trung tâm khai thác than như Jixi và các thành phố phụ thuộc tài nguyên khác, như thành phố Tangshan (phụ thuộc vào thép), thành phố Linfen (phụ thuộc quặng sắt) và các thành phố phía Đông Bắc, đều đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi suy thoái.

Giám đốc Trung tâm nghiên cứu về kinh tế Trung Quốc Gavekal Dragonomics, ông Andrew Batson cho biết: "Vấn đề cho Jixi và rất nhiều địa phương khác là sự mất cân bằng và thiếu đa dạng".

Nền kinh tế phụ thuộc quá nhiều vào tài nguyên. "Nếu các nguồn lực bị cạn kiệt, sẽ không dễ gì thoát khỏi suy thoái".

Jixi được biết đến chủ yếu với nhân sâm và nấm cho đến khi nền kinh tế kế hoạch tập trung đã biến nó thành một trung tâm công nghiệp với ngành kinh tế mũi nhọn là khai thác than.

Tuy nhiên hiệu quả khai thác không cao do công suất dư thừa và công nghệ lỗi thời.

Tập đoàn nhà nước Heilongjiang LongMay Mining Holding Group Co, sử dụng 266.000 lao động trên toàn tỉnh, là một trong những nhà tuyển dụng lớn nhất của thành phố, với 13 trong số 44 mỏ than thuộc khu vực Jixi.

LongMay báo lỗ 3,3 tỷ nhân dân tệ trong nửa đầu năm, tăng gần gấp đôi 1,8 tỷ nhân dân tệ thua lỗ năm ngoái.

Nhiều  thợ mỏ ở Jixi 3 tháng vẫn chưa được nhận lương - Ảnh Minh họa
Nhiều thợ mỏ ở Jixi 3 tháng vẫn chưa được nhận lương - Ảnh Minh họa

Thiếu vốn đầu tư

Đầu tư nhỏ giọt. Tại Jixi, đầu tư giảm 30,5% trong 12 tháng so với các năm trước.

Tình hình tại Jixi và ở tỉnh Hắc Long Giang đã làm thất vọng Bắc Kinh. Trong tháng Sáu, Thủ tướng Lý Khắc Cường nói với thị trưởng Lu Hao của tỉnh Hắc Long Giang cùng 7 thị trưởng và thống đốc khác rằng họ cần tăng trưởng có mục đích.

Trong tháng 7, Bắc Kinh đã gửi đoàn kiểm tra đến các vùng lạc hậu để khắc phục tình trạng thiếu hiệu quả.

Wang Shi, người đứng đầu văn phòng tuyên truyền tỉnh từ chối bình luận về triển vọng tăng trưởng, trong khi một quan chức Jixi cho biết thành phố hy vọng sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư.

Một trong những giải pháp cho Jixi là mở rộng du lịch và sản xuất thực phẩm hữu cơ. Tuy nhiên các sản phẩm này sẽ khó tiếp cận thị trường do ảnh hưởng của gió lạnh Siberi quanh năm.

Thêm vào đó, một số nhà phân tích cho biết khu vực này còn thiếu một nền văn hóa kinh doanh mạnh mẽ.

Hắc Long Giang đã tung ra các khoản vay trợ cấp cho các công ty nhà nước lớn và các dự án nhà ở thu nhập thấp. Nhiều quan ngại về tính hiệu quả của các khoản vay trong ngắn hạn.

Công ty khai thác mỏ Hắc Long Giang LongMay chuẩn bị nhận được 3 tỷ nhân dân tệ giúp tái cơ cấu

Thomas Deng, một nhà phân tích tư vấn ICIS C1 cho biết giống như nhiều công ty tài nguyên được nhà nước sở hữu, LongMay đang phải đối mặt với công nghệ cũ, chi phí cao và khả năng sinh lời khiêm tốn.

Nhiều mỏ than đóng cửa ở Trung Quốc, đời sống công nhân mỏ càng thêm đói khổ- Ảnh WSJ

Nhiều mỏ than đóng cửa ở Trung Quốc, đời sống công nhân mỏ càng thêm đói khổ- Ảnh: WSJ

Tàn dư của nền kinh tế kế hoạch

Hắc Long Giang là tỉnh đầu tiên bắt đầu nền kinh tế kế hoạch và là tỉnh cuối cùng từ bỏ, Jiao Fangyi, chủ nhiệm khoa kinh tế và kinh doanh thuộc trường Đại học Hắc Long Giang cho biết.

"Chúng ta từng có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú tuyệt vời, nhưng bây giờ thì mọi chuyện đã khác. Nó giống như chúng ta đang đi khất thực từ một cái bát vàng ".

Cựu nhân viên công ty TNHH thép Jixi Beifang Zhigang cho biết họ mong muốn được hỗ trợ từ chính phủ. Beifang đã sản xuất các thanh gia cố cho các ngành công nghiệp xây dựng cho đến khi công ty này đóng cửa vào năm ngoái và sa thải 3.000 người.

Bây giờ họ trồng đậu trên bãi cỏ giữa hàng chục thông báo bán căn hộ.

Trong một showroom vắng tanh nằm trên con đường ngổn ngang các dự án xây dựng dở dang, một đại lý bán hàng tên Han Xueru cho biết có những tháng họ không hề bán được món hàng nào.

Bà Han nói rằng hơn 40 nhà phát triển Jixi đang cố gắng bán nhà ở tại các thị trường đang đóng băng và trung bình cô bị thiệt hại khoảng 900.000 nhân dân tệ mỗi khi một nhà phát triển rút lui.

"Rất ít dự án được bán và các nhà phát triển khác đang chuẩn bị tháo chạy", cô nói.

Hàng chục ngân hàng và các nhà sản xuất thiết bị và máy móc đang chờ đợi nguồn tài chính mà Beifang đã tuyên bố.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại