Lầu Năm Góc đau đầu vì...không nghĩ ra tên cho chiến dịch đánh IS

Các nhà vạch kế hoạch quân sự Mỹ đang “cãi nhau” về một vấn nạn chiến lược nhức đầu suốt nhiều tuần qua - đặt tên gì cho chiến dịch quân sự đánh IS tại Syria.

Hai tháng sau khi máy bay Mỹ lần đầu tiên không kích các mục tiêu IS, chiến dịch này vẫn chỉ là “Chiến dịch ở Iraq và Syria”.

Vài ngày qua, họ gửi một gợi ý lên lãnh đạo Lầu Năm Góc và lập tức bị bác vì cái tên đọc nghe chẳng hay: cuộc chiến mới nhất của Mỹ không thể là Chiến dịch Gắn kết kiên quyết. Với một số quan chức quân sự, nó chẳng có gợi ý gì về Trung Đông.

Những người khác cãi rằng nó chưa nêu bật được tính chất liên minh quân sự, còn những người khác nữa chỉ bảo: “Nghe chẳng hứng thú gì”.

Một quan chức cấp cao nói cái tên này nghe chung chung, chẳng bao giờ đáng để nêu bật nỗ lực chiến tranh của liên quân.

Vậy là các trợ lý của Hội đồng liên quân đề nghị tướng Lloyd Austin, chỉ huy trung ương của quân Mỹ, giúp chọn một cái tên mới.

Obama thừa nhận tình báo Mỹ bất ngờ trước khả năng của IS Obama thừa nhận tình báo Mỹ bất ngờ trước khả năng của IS

Obama thừa nhận Mỹ đã đánh giá thấp mối đe dọa từ IS và coi việc loại bỏ tổ chức này là một chiến dịch dài hơi.

"Kỵ" tên xấu, tên tắt 

Truyền thống đặt mật danh cho một chiến dịch quân sự được quân Đức bắt đầu hồi Thế chiến 1. Qua Thế chiến 2, Mỹ làm theo cảm hứng từ một ý kiến của Thủ tướng Anh thời ấy, ông Winston Churchill nói cần tránh tạo cái tên có thể làm mất uy một cuộc động binh.

Việc dùng những biệt danh để tác động vào nhận thức của dân chúng được bắt đầu từ việc Mỹ chiếm Panama năm 1989 với cái tên Chiến dịch Vì Chính nghĩa. Trước đó, Lầu Năm Góc đặt là Chiến dịch Thìa Xanh.

Ngày nay, quân đội Mỹ có khuynh hướng đặt tên nhanh, thường là Tự do, Kiên quyết hoặc Công bằng.

Chiến dịch Tự do lâu dài (về việc Mỹ tham gia chiến trường Afghanistan) được đặt ngẫu nhiên, vì đó là cuộc chiến dài nhất trong lịch sử Mỹ. Cái tên này sẽ “về hưu” trong tháng 12 tới, thay thế là Chiến dịch Kiên quyết hỗ trợ.

Khi 3.000 quân Mỹ được đưa đến Liberia để xử lý dịch Ebola, chiến dịch này có tên Chiến dịch Hỗ trợ thống nhất. Một số quan chức quân sự nói cái tên này giống hệt tên của chiến dịch cứu trợ nạn nhân sóng thần năm 2004.

Hiện tại, các quan chức Lầu Năm Góc cho biết ý kiến cá nhân về tên của chiến dịch đánh IS là họ không muốn một cái tên xấu.

Nhiều nhà sử học quân sự nói quân đội Mỹ rất cẩn trọng với những cái tên viết tắt, như đã bác OAF tức Chiến dịch Afghanistan tự do, hoặc OIL tức Chiến dịch giải phóng Iraq.

Chuyện Iraq thì đặc biệt nhạy cảm: quân đội vẫn phân vân với Chiến dịch Rạng đông mới, cái tên dành cho cuộc chiến Iraq sau khi Tổng thống tuyên bố kết thúc các hoạt động chiến đấu, vì thực tế là nó chưa kết thúc.

Chiến dịch Bão sa mạc là tên của chiến dịch Mỹ đánh đuổi quân Iraq khỏi Kuwait năm 1991, vẫn được xem là tiêu chuẩn vàng cho việc đặt tên.

Lúc đó, tướng Mỹ Colin Powell cũng không thích cái tên nghe có vẻ lao động lam lũ, khi Chiến dịch Nỗ lực sản xuất được gợi ý cho chiến dịch cứu trợ nhân đạo ở Bangladesh. Nên nó được tên lại là Chiến dịch Thiên thần biển.

Mỹ không kích IS: Washington bắt đầu phải trả giá? Mỹ không kích IS: Washington bắt đầu phải trả giá?

Khoảng 40 quốc gia đã tham gia liên minh chống IS. Trong khi đó, Al-Qaeda tấn công rocket nhằm vào đại sứ quán Mỹ ở Yemen để báo thù.

Tên "lọt tai", dễ có tiền

Hiện Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel và Tướng Martin Dempsey, chủ tịch Hội đồng liên quan Mỹ, không có thời gian đặt tên cho cuộc đánh IS, dù Lầu Năm Góc có chương trình điện toán NICKA (chuyên đặt tên mật danh, biệt danh) lưu các tên chiến dịch trước đây để làm tham chiếu cho các tên mới.

Các quan chức nói NICKA không tạo ra tên và thường bị bỏ quên khi có những vụ xung đột lớn.

Việc chưa thể đặt tên cho chiến dịch đánh IS khiến một số quan chức cho rằng “nó có vấn đề về chính trị”. Họ nói “Chính phủ Obama chẳng khoái ôm lấy cuộc chiến mới nhất này”, và “Nếu bạn đặt tên cho nó thì bạn làm chủ nó, mà họ thì không muốn làm chủ nó”.

Nhà sử học quân sự Peter Mansoor thuộc đại học bang Ohio, nói từ sau vụ chiếm Panama, mỗi chiến dịch đều có tên, vì “cái tên rất quan trọng, chứng minh với đồng minh và đối tác khu vực rằng Mỹ rất quyết tâm”.

Vì thế, ông bảo: “Lần này, Mỹ nên cho chiến dịch đánh IS một cái tên”.

Các quan chức chính phủ nói Nhà Trắng không liên quan việc chọn tên và không cần phải nghi ngờ quyết tâm đánh IS của chính phủ.

Còn một cách giải thích khác cho việc cần đặt tên cho một chiến dịch quân sự: có tên thì dễ có tiền, đề xuất chi quân sự cho một chiến dịch đặc biệt sẽ được các nghị sĩ thông qua nếu có cái tên nghe “lọt tai”.

Do chưa có tên chính thức, những gợi ý đang lan  truyền ở Lầu Năm Góc. Một gợi ý “đỉnh” là dựa vào việc Mỹ không kích các phương tiện do Mỹ sản xuất nhưng bị quân IS thu làm chiến lợi phẩm.

Gợi ý “đỉnh” đó là: “Này, đó là chiếc Humvee của tao!” (Operation Hey That’s My Humvee).

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại