Tờ Financial Times dẫn lời ông Stephen O’Sullivan, người đứng đầu nhóm nghiên cứu năng lượng tại thị trưởng mới nổi của Quỹ Trusted Sources nhận định: "Về mặt chiến lược, hợp đồng này rất quan trọng đối với Gazprom. Nó cho phép tập đoàn này chứng tỏ với châu Âu rằng mình còn các lựa chọn khác".
Trong khi đó, hãng tin Reuters (Anh) cho rằng hợp đồng khí đốt mà Nga và Trung Quốc đã đàm phán suốt khoảng 10 năm này là một thắng lợi chính trị của Tổng thống Putin.
Ông Alexei Pushkov, Chủ nhiệm Uỷ ban các vấn đề quốc tế Hạ viện Nga, một trong số những quan chức cấp cao Nga nằm trong danh sách trừng phạt của Mỹ vì vấn đề ở Ukraine cho rằng hợp đồng này cho thấy Nga không thể bị cô lập. Trên Twitter của mình, ông nhận định: "Obama nên từ bỏ chính sách cô lập Nga, nó không có tác dụng".
Cũng đồng quan điểm này, ông Keun-Wook Paik, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu năng lượng Oxford trả lời phỏng vấn tờ The Herald Scotland đánh giá, "Nga và Putin có thể chứng minh rằng mình không hoàn toàn bị cô lập bởi cuộc khủng hoảng Ukraine. Nga đã cho thấy họ có một sự hợp tác chiến lược đáng tin cậy với Trung Quốc". Theo ông, hợp đồng này đã cho Nga một "không gian để thở".
Hợp đồng khí đốt giữa Nga và Trung Quốc đạt được trong thời điểm Hội nghị thượng đỉnh về kinh tế lớn tại St.Peterburg diễn ra hôm thứ Năm vừa qua. Khoảng hơn 10 giám đốc điều hành và chủ tịch nhiều tập đoàn lớn ở châu Âu và Mỹ đã rút khỏi diễn đàn này do cuộc khủng hoảng Ukraine.
Xem thêm Video: