Giữa "hai làn đạn", Belarus chịu khổ trong cuộc đối đầu Nga - Mỹ

Hàn Giang |

Mặc dù Belarus đã khôn khéo để tránh bị lôi kéo vào mối quan hệ giữa Nga và phương Tây trong cuộc khủng hoảng chính trị tại Ukraine. Với vai trò là ‘sứ giả hòa bình’, Minsk luôn tìm cách hỗ trợ cho các cuộc đàm phán và hạn chế đưa ra những chỉ trích trực tiếp với bất kỳ quốc gia nào.

Tuy nhiên, chính sách của Belarus không thể giúp nước này tránh được ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng trong khu vực.

Belarus đã mất gần 3 tỷ USD do ảnh hưởng trong cuộc khủng hoảng kinh tế ở Nga sau khi Moscow sáp nhập Crimea vào lãnh thổ của mình và chịu các lệnh trừng phạt từ phương Tây.

Tổng thống  Belarus Alexander Lukashenko cho biết, mối quan hệ chính trị và kinh tế chặt chẽ với Moscow đã khiến nước này gặp nhiều khó khăn trong thời gian qua.

Theo ông Lukashenko, việc Nga trả đũa bằng cách cấm nhập khẩu thực phẩm từ châu Âu, trong đó có một lượng lớn hàng hóa được vận chuyển qua Belarus, láng giềng phía tây của Moscow, khiến nước này mất một khoản thu lớn.

Ngoài ra, sự bất ổn của thị trường Nga trong thời gian qua và các lệnh trừng phạt của phương Tây cũng gián tiếp ảnh hưởng đến nền kinh tế của Minsk.

“Mối quan hệ đổ vỡ giữa Nga và phương Tây đang ảnh hưởng rất lớn đến nền của kinh tế Belarus,  hiện tại các hoạt động thương mại vẫn đang bị đình trệ.

Là một nước láng giềng của Nga, chúng ta đã thiệt hại hơn 3 tỷ USD từ khi hai bên trả đũa lẫn nhau thông qua các biện pháp trừng phạt,” Tổng thống Lukashenko nói trong cuộc họp với Thủ tướng  Andrei Kobyakov vào hôm thứ Hai.

Báo chí địa phương đưa tin, ông Lukashenko và chính phủ Nga đã đồng ý cùng nhau tìm cách thoát khỏi tình trạng hiện tại.

Cả Moscow và Minsk đều nhận thấy nền kinh tế đất nước giảm khoảng 2% trong quý đầu tiên của năm nay so với năm 2014.

Kể từ khi cuộc khủng hoảng chính trị tại Ukraine xảy ra, mối quan hệ giữa Belarus và Nga-một đối tác quan trọng của nước này, đã bắt đầu đi vào vũng lầy đối với chính sách của ông Lukashenko.

Tổng thống phản đối Moscow sáp nhập Crimea và cảnh báo các biện pháp trừng phạt của phương Tây có thể khiến tình hình bên trong khu vực càng trở nên căng thẳng hơn.

Tuy nhiên, Belarus tránh công khai thách thức các chính sách từ cả hai phía và tìm cách trở thành “sứ giả hòa bình” trong cuộc khủng hoảng.

Minsk thường xuyên trở thành địa điểm tổ chức các cuộc đàm phán và thúc đẩy hòa bình trong cuộc nội chiến tại Ukraine, với sự tham gia của các nước trung gian Đức, Pháp và Nga.

Trong khi đó, Moscow lên tiếng khẳng định kế hoạch sáp nhập Crimea là hoàn toàn phù hợp với nguyện vọng của cư dân địa phương.

Và Nga hiện đã khắc phục được các lỗ hổng trong nền kinh tế do phương Tây tạo ra, thắt chặt hơn quan hệ với các nước đối tác.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại