Đông Á đang đi trên con đường nguy hiểm thẳng đến chiến tranh

Lê Thu |

Đó là nhận định mới đây của Giám đốc Sở nghiên cứu Đông Á thuộc Đại học quốc lập Singapore Trịnh Vĩnh Niên trong bài phân tích đăng trên tờ Zaobao của Singapore.

Cục diện phức tạp ở Đông Á

Theo học giả họ Trịnh, từ nhiều dấu hiệu cho thấy, khu vực Đông Á đang đi trên con đường nguy hiểm hướng về phía xung đột và chiến tranh.

Dù là các cường quốc bên ngoài hay các nước nhỏ trong khu vực, đa số đều coi sự trỗi dậy của Trung Quốc là một sự đe dọa. Vì vậy các nước đều đeo biểu ngữ “hòa bình” để đối phó với Trung Quốc.

Mỹ trở lại châu Á-Thái Bình Dương rầm rộ với chiến lược "xoay trục", thông qua chính sách "tái cân bằng" với Trung Quốc để duy trì hòa bình khu vực.

Nhật Bản muốn thúc đẩy tiến trình trở lại là một "quốc gia bình thường" kể từ sau Thế chiến II, từ đó phát triển trở thành cường quốc trên biển, đối trọng với Bắc Kinh ở Đông Bắc Á.

Nhiều nghiên cứu phát hiện, tốc độ quân sự hóa ở khu vực Đông Á ngày một nhanh, vì vậy không thể tránh khỏi một cuộc chạy đua quân sự.

Tuy nhiên, chiến tranh quân sự cuối cùng chắc chắn cũng kết thúc theo kiểu Zero-sum, tức các bên hứng chịu thiệt hại tương đương.

Nếu nhiều quốc gia đã coi Trung Quốc là “kẻ thù” thì Trung Quốc cũng bắt buộc phải có sự đáp trả, hơn nữa khi đã phát triển đến giai đoạn hiện nay, Trung Quốc cũng đã có đủ năng lực để đáp trả lại.

Như vậy, trước mắt Đông Á có khả năng sẽ xuất hiện hai cục diện: Một là chiến tranh Lạnh, giống với cuộc chiến tranh Lạnh giữa Mỹ và Liên Xô trước đây; Hai là xung đột quân sự mang tính chất cục bộ hoặc cả khu vực.

Bất kể tình huống nào xảy ra, điều đó cũng mang lại tương lai "hủy diệt" đối với xã hội Đông Á.

Trên thực tế, trong gần 40 năm qua, Đông Á là khu vực có sự phát triển kinh tế, xã hội nhanh nhất trên thế giới, đồng thời cũng là khu vực hòa bình nhất trên thế giới.

Bắt đầu từ thập niên 1990, Trung Đông bắt đầu rối loạn, đến nay đã xuất hiện nhiều hơn các nước thất bại, lực lượng chủ nghĩa khủng bố ngày càng lớn mạnh một cách nhanh chóng, có ảnh hướng xấu đến toàn cầu.

Châu Âu đã trải qua sự thay đổi chính trị to lớn từ sau sự sụp đổ của bức tường Berlin, đến chiến tranh cục bộ của khu vực Đông Âu, rồi tiếp đến là làn sóng tị nạn như hiện nay.

Hoạt động của chủ nghĩa khủng bố ngày càng tăng (bất kể là ngoại sinh hay nội sinh) đã khiến khu vực điển hình của nền dân chủ thế giới trước kia không thể phát triển được như quá khứ nữa.

Châu Phi và châu Mỹ La Tinh không ngừng phát sinh các cuộc xung đột nội bộ và ngoại bộ, trong khi sự phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật trở nên trì trệ, chứa nhiều nguy cơ tiềm ẩn.

Khu vực Đông Á làm thế nào để đạt được hòa bình? Đây là câu hỏi mà xã hội phát triển phương Tây vẫn né tránh.

Tại phương Tây, đặc biệt là giới nghệ thuật, giới chính sách, giới chính trị Mỹ mặc dù bên ngoài biểu hiện sự quan tâm cao độ đến sự ổn định của Đông Á, nhưng thực tế lại không có hứng thú trong việc trả lời câu hỏi về hòa bình của khu vực này.

Tuy nhiên đối với xã hội Đông Á, bắt buộc họ phải trả lời cho câu hỏi “làm thế nào để đạt được hòa bình?”, bởi thông qua việc trả lời câu hỏi này, có thể hiểu được cục diện nguy hiểm mà khu vực đang rơi vào.


Sự trỗi dậy của Trung Quốc là xu thế không tránh khỏi, nhưng đang tạo ra tình hình phức tạp ở Đông Á. (Ảnh minh họa: Takungpao)

Sự trỗi dậy của Trung Quốc là xu thế không tránh khỏi, nhưng đang tạo ra tình hình phức tạp ở Đông Á. (Ảnh minh họa: Takungpao)

Tiếng nói chính trong khu vực

Thứ nhất, toàn cầu hóa. Bắt đầu từ những năm 1980, toàn cầu hóa đã lan ra mọi nơi trên thế giới. Nước Mỹ đóng vai trò to lớn trong việc thúc đẩy xu thế này.

Nhật Bản và “bốn con rồng nhỏ” Đông Á vốn là những nước xác lập nền kinh tế mô hình định hướng xuất khẩu, cũng tự nhiên trở thành một bộ phận trong toàn cầu hóa kinh tế khu vực Đông Á.

Thứ hai, chính sách cải cách mở cửa của Trung Quốc bắt đầu từ những năm 1980 không những khiến nền kinh tế Trung Quốc trở thành bộ phận nội tại trong nền kinh tế thế giới, mà Trung Quốc còn thông qua việc cải cách thể chế của mình để “tích hợp” với thể chế thế giới.

Thứ ba, trong 10 năm qua, chính phủ các nước trong khu vực này đều tập trung vào sự phát triển kinh tế, xã hội.

Thứ tư, trong thời gian này, ngôn ngữ kinh tế thương mại là ngôn ngữ chủ yếu trong khu vực, ngôn ngữ chiến lược được xếp ở vị trí thứ yếu.

Vì sao chỉ trong một thời gian ngắn diễn biến ở khu vực Đông Á trở nên phức tạp như hiện nay? Tại đây cũng có một vài nhân tố quan trọng.

Đầu tiên phải kể đến sự phát triển và sức ảnh hưởng ngày một lớn của Trung Quốc. Đây là một kết quả tự nhiên.

Trong lịch sử, xã hội Đông Á đã hình thành nên một trật tự khu vực lấy Trung Quốc làm trung tâm, tức cái gọi là “hệ thống triều cống” tồn tại hàng trăm năm.

Sự biến đổi của cục diện Đông Á chưa chắc đã vì ngoại giao Trung Quốc từ “náu mình chờ thời” đi lên “có chút thành tích”, hoặc giống như phương Tây đã nói, từ “ôn hòa” đến “ngang ngược, đe dọa”, thậm chí “có tính xâm lược”.

Sự vùng dậy của Trung Quốc tự nhiên sẽ gây ra ảnh hưởng lớn đến trật tự khu vực, đây là xu thế nằm ngoài tầm kiểm soát của các nhà lãnh đạo Trung Quốc.

Ở một mức độ lớn, trật tự hiện có của khu vực này là một sự “vươn ra” của trật tự thế giới mà phương Tây dẫn đầu đến khu vực Đông Á, nhất là từ thời kỳ chiến tranh Lạnh cho đến nay.

Trong lịch sử, Trung Quốc bị chủ nghĩa đế quốc đánh bại, đã mất đi lợi ích địa chính trị to lớn. Hiện nay Trung Quốc đã vùng dậy và điều đó hiển nhiên sẽ ảnh hưởng đến lợi ích địa chính trị của khu vực, đồng thời hình thành trật tự mới theo mô hình lợi ích này.

Lãnh đạo Trung Quốc cần làm gì?

Ông Trịnh Vĩnh Niên cho rằng, việc mà tầng lớp lãnh đạo Trung Quốc có thể thực hiện đó là làm thế nào để quản lý một cách lý tính quá trình phát triển của mình.

Trên phương diện này, các nhà hoạch định chính sách Bắc Kinh luôn có ý thức cao độ. Trong thời kỳ đầu họ đã đưa ra con đường “đi lên hòa bình”, “phát triển hòa bình”, những năm gần đây lại đưa ra nhiều đề xuất “quan hệ cường quốc kiểu mới” nhằm tránh “Cái bẫy Thucydides”, tức cường quốc tranh bá.

Cùng với sự vươn dậy của Trung Quốc, chủ nghĩa dân tộc tự phát trong nội bộ quốc gia này cũng không ngừng phát triển.

Chính phủ Trung Quốc không cổ súy bừa bãi tình hình này, mà thay vào đó là lợi dụng tâm lý dư luận theo từng thời điểm để đạt được lợi ích.

Đặc biệt trong vấn đề biển Đông, Bắc Kinh chuyển dần từ việc phủ nhận, bác bỏ các cáo buộc của cộng đồng quốc tế, sang chủ động tuyên truyền rầm rộ "tính chính nghĩa" của những hành động bành trướng của nước này trên biển Đông.

Xã hội quốc tế luôn chú ý mỗi hành động nhỏ của Trung Quốc. Đối với Bắc Kinh, đây vừa là một áp lực vô cùng lớn buộc họ phải cẩn trọng hơn để tránh phạm phải một số sai lầm chiến lược không đáng có.


Hình ảnh cuộc duyệt binh của Triều Tiên ngày 10/10/2015. Trước đó hơn 1 tháng, Trung Quốc cũng tổ chức duyệt binh quy mô lớn trên quảng trường Thiên An Môn ngày 3/9. Ảnh: AFP

Hình ảnh cuộc duyệt binh của Triều Tiên ngày 10/10/2015. Trước đó hơn 1 tháng, Trung Quốc cũng tổ chức duyệt binh quy mô lớn trên quảng trường Thiên An Môn ngày 3/9. Ảnh: AFP

Các nước Đông Á đã bước vào giai đoạn "dự phòng chiến tranh"?

Trịnh Vĩnh Niên đánh giá khu vực Đông Á đã bước vào giai đoạn dự phòng chiến tranh. Dự phòng chiến tranh rất dễ diễn biến thành chuẩn bị chiến tranh, và từ đó diễn biến thành chiến tranh.

Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu khiến giới quan sát giữ thái độ không lạc quan đối với tình hình Đông Á, thậm chí tin rằng một cuộc xung đột quân sự "là không thể tránh khỏi".

Trong khi các đồng minh của Washington là Nhật Bản, Hàn Quốc ngả theo logic chiến tranh của phương Tây thì Trung Quốc phản ứng và chống lại điều này nhằm tránh rơi vào sự kiểm soát của Mỹ.

Theo lý thuyết "Cái bẫy Thucydides", việc xung đột bùng phát giữa thế lực cũ và thế lực mới nổi là "thường thái", tức điều hiển nhiên phải xảy ra.

Trong nỗ lực để không bị rơi vào đối đầu trực diện Mỹ, đồng thời vẫn giữ vị thế sức mạnh hàng đầu khu vực, Bắc Kinh buộc phải tìm kiếm điều "phi thường thái".

Theo đuổi mục tiêu này yêu cầu Trung Quốc không được phép phản ứng "lỗ mãng, bản năng" trong môi trường khu vực và phải hết sức kiềm chế và tỉnh táo để xử lý các vấn đề liên quan.

Ông Trịnh bình luận, đối với Mỹ, Trung Quốc không thể học theo Liên Xô trước đây hay nước Nga ngày nay.

"Chỉ cần Trung Quốc không trực tiếp khiêu khích Mỹ thì Washington rất khó tìm thấy một 'kẻ địch' thực sự, khiến chiến lược 'trở lại châu Á' của họ trở thành sự lãnh phí, không thu hoạch được gì," ông viết.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại