Đằng sau những vụ mất tích bí ẩn của quan chức Trung Quốc

Bảo An |

(Soha.vn) - Nỗ lực cải cách ở Trung Quốc thường bị cản trở bởi những mối quan hệ thân thiết giữa các quan chức, dẫn tới các quan chức thường bị “bịt miệng” khi cơ quan điều tra vào cuộc.

Vào ngày 28/5, Cai Daoming, trưởng phòng chăn nuôi và thú ý của huyện Công An thuộc tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc) đã rời khỏi văn phòng để đi ăn trưa và không bao giờ trở lại. Sau 1 tháng không tìm thấy tung tích của Cai Daoming, chính quyền huyện Công An đã quyết định cách chức của ông này.

Các cuộc điều tra về nơi ở của ông Cai không tìm ra nguyên nhân biến mất của ông này và các cư dân mạng ở Trung Quốc nhanh chóng nghi ngờ rằng Cai đã liên quan tới tham nhũng. Tương tự, Wang Yanwei, Chủ tịch ủy ban quận Hoa Đô thuộc tỉnh Quảng Châu (Trung Quốc), đã xin nghỉ phép vào ngày 3/6 và không bao giờ trở lại.

Sự thật về những trường hợp này vẫn còn là một bí ẩn. Các kết quả điều tra của chính quyền và hay cơ quan để làm rõ bao nhiêu quan chức đã mất tính thường không rõ ràng. Điều này khiến người dân tự hỏi có thể làm gì với những quan chức mất tích.

Các quan chức tham nhũng Trung Quốc thường bỏ trốn và không để lại dấu vết.
Các quan chức tham nhũng Trung Quốc thường bỏ trốn và không để lại dấu vết.

Số lượng quan chức ở Trung Quốc bỏ trốn vẫn chưa thể xác định do thiếu những số liệu thống kê tin cậy. Một báo cáo được công bố bởi Ngân hàng nhà nước  Trung Quốc vào năm 2011 cho biết số lượng quan chức và nhân viên cao cấp của các công ty nhà nước mất tích hay chạy trốn ra nước ngoài đã tăng lên 16.000 đến 18.000 người từ giữa những năm 1990. Nhưng tác giả của bản báo cáo sau đó đã cho rằng những con số này không chính xác.

Một điều chắc chắn rằng số lượng quan chức bỏ trốn và lượng tiền mà họ mang theo là rất lớn. Một nguyên nhân khiến tình trạng bỏ trốn của các quan chức Trung Quốc trở nên ngày càng gia tăng là các quan chức thường biết trước khi bị điều tra.

Zhou Jinhuo, cựu giám đốc Sở thương mại và công nghiệp tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc) lấy lí do về quê và đã  trốn thoát thành công khi bị điều tra tham nhũng vào tháng 6/2006. Trước đó, các nhân viên điều tra đã tới gặp Zhou vài lần trong thời gian khoảng nửa năm. Trường hợp các quan chức đang bị điều tra nhưng không bị hạn chế đi lại như ông Zhou diễn ra rất phổ biển ở Trung Quốc.

Lin Zhe, một chuyên gia chống tham nhũng tại trường Đảng Trung Quốc, cho rằng sự thiếu cẩn mật trong quá trình điều tra đã tạo cơ hội cho những quan chức này được cảnh báo.

Li Yongzhong, một chuyên gia chống tham nhũng của Trung Quốc, cho biết việc hạn chế các quan chức ra nước ngoài cần được chấp thuận và điều phối từ tòa án. Quá trình này đòi hỏi mất nhiều thời gian.

Chính phủ Trung Quốc năm 2011 đã ban hành một quy định thắt chặt giám sát đối với những quan chức có vợ/chồng và con cái đã sang nước ngoài, trong khi tỉnh Quảng Châu đã thực hiện một dự án thí điểm công khai thông tin đi lại của các quan chức cũng như của các thành viên gia đình quan chức đó đang sống tại nước ngoài.

“Nhưng hiệu quả của những quy định này rất kém khi thực hiện vì chúng không phải là luật”, Giáo sư luật Zhan Zhongle tại trường đại học Peking cho biết.

Tổng kiểm sát nhân dân tối cao Trung Quốc, ông Cao Jianming tháng 3/2013 cho biết tòa án tối cao đã thu giữ 55,3 tỷ NDT tiền trái phép và bắt giữ 6.220 nghi phạm bỏ trốn do liên quan tới các vụ án tham nhũng trong vòng 5 năm qua.

Bài vở và ý kiến đóng góp cho chuyên mục vui lòng gửi về email: thegioi@soha.vn. Trân trọng!

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại