Ông Carter nhắc lại lịch sử của Crimea. Trong thập niên 50 lãnh đạo Liên Xô khi đó là Nikita Khrushchev đã chuyển giao Crimea cho Ukraine kiểm soát như là một "món quà" và ý nghĩa chiến lược thuần túy địa lý ( Crimea gần như phải dựa vào nguồn nước và lương thực từ Ukraine).
Tuy nhiên, Khrushchev đưa ra hành động này trong bối cảnh là ông không nghĩ rằng Liên Xô sẽ bị tan rã.
"Tôi tin rằng đó là điều người Crimea mong muốn", ông Jimmy Carter khẳng định ý nguyện sáp nhập vào Nga của người dân Crimea trong cuộc phỏng vấn với VOA tại Nga, vì thế Nga sáp nhập Crimea là hợp lý.
Crimea đã được sáp nhập vào Nga sau một cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 16.3.2014, với 96% người tham gia bỏ phiếu đồng ý với việc sáp nhập vào Nga.
Cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter
Hồi đầu tuần trước, Cựu Tổng thống Mỹ đã tham gia vào một loạt các cuộc họp ở Moscow như là một phần hoạt động của một nhóm các chính trị gia nổi tiếng và các nhà ngoại giao "The Elders", được thành lập bởi Nelson Maldela.
Cựu Tổng thư ký LHQ Kofi Annan và cựu Đặc phái viên của Liên Hợp Quốc và Liên đoàn Ả Rập tới Syria Lakhdar Brahimi nằm trong số những chính trị gia nổi tiếng đi cùng ông Jimmy Carter trong chuyến thăm Nga.
Ngày 29.4, "The Elders" đã có một cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin và Ngoại trưởng Sergei Lavrov để thảo luận về tình hình ở Ukraine.
Sau cuộc họp với các nhà lãnh đạo Nga, Carter nói rằng ông hài lòng với kết quả của các cuộc đàm phán và ông tin rằng Moscow đang tôn trọng thỏa thuận hòa bình Minsk.
Hồi tháng 2.2015, các nhà lãnh đạo Pháp, Đức, Nga, Ukraine đã tới Minsk để tổ chứng hòa đàm hòa giải cho Ukraine. Cuộc đàm phán dẫn đến sự ra đời của thỏa thuận ngừng bắn giữa Kiev và miền Đông Ukraine.
Thỏa thuận hòa bình Minsk cũng quy định các biện pháp nhằm gia tăng quyền lực lượng cho DPR và LPR trong lãnh thổ Ukraine.
Ông Carter cho rằng cách duy nhất để chấm dứt khủng hoảng Ukraine là thực hiện thỏa thuận Minsk, cũng như phương Tây và Nga không nên "đổ dầu vào lửa" bằng cách cung cấp vũ khí cho các bên tham chiến.