Cuộc tìm kiếm báu vật nước Nga

Câu chuyện tìm kiếm các vật báu như vậy là chủ đề dự án đặc biệt “Viện bảo tàng và chiến tranh" của đài "Tiếng nói nước Nga".

Số phận các vật báu của bảo tàng trong xung đột vũ trang đang ở trong tình trạng "nguy kịch". Một số hiện vật bị phá hủy không thương tiếc và mãi mãi ra khỏi các hạng mục văn hóa. Những thứ khác trở thành đối tượng cướp bóc và lọt vào các bộ sưu tập tư nhân. Chỉ có một vài thứ là may mắn được trở về bảo tàng cũ.

Nước Nga đã tiến hành tìm kiếm các hiện vật thất lạc trong chiến tranh theo nhiều cách khác nhau, kể cả thông qua cổng thông tin chuyên dụng. Trang web này được lập ra trong RuNet (Internet Nga) từ năm 2004 trên cơ sở 50 cuốn danh mục hiện vật văn hoá Nga thất lạc trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Trong đó có gần nửa triệu danh mục. Nhiệm vụ chính của công cụ tìm kiếm này là tìm và trả lại những gì còn sót lại. "Công việc chính là theo dõi các cuộc đấu giá và triển lãm," - ông Nicholai Nikandrov, biên tập viên cổng thông tin điện tử này cho biết:

“Do các vật báu bị đánh cắp của chúng tôi bây giờ đang tản mát trong các bộ sưu tập tư nhân, tất nhiên là chỉ kêu gọi suông thì không ai chịu trả lại. Người ta sẽ truy lùng các hiện vật đó như lùng bắt gián điệp thông qua các cuộc triển lãm và nhà bán đấu giá. Người ta giám sát các thư mục để xác định những vật báu bị mất, sau đó dò đến các chủ sở hữu. Chẳng hạn, một chủ sở hữu Mỹ đã trả lại cho chúng tôi bức chân dung của họa sĩ Kiprensky. Ông đã trả 175.000 USD để mua bức tranh đó tại "Christy" và trả lại miễn phí cho Bảo tàng Nga.”

Từ cuối những năm 90, khi xuất bản danh mục những hiện vật văn hóa bị thất lạc, khoảng hai nghìn đối tượng nghệ thuật của Liên Xô bị đưa ra khỏi lãnh thổ Liên Xô trong Thế chiến II đã được trả lại cho Nga. Mỗi lần đều là một câu chuyện ly kỳ, nhiều khi mang tính thám tử hình sự. Trường hợp nổi tiếng nhất có lẽ là chuyện tìm thấy trong nhà một công dân Đức đoạn khảm Florentine huyền thoại từ Phòng Hổ phách. Bản thân Phòng hổ phách đã bị mất, dường như không bao giờ có thể tìm lại được nữa. Phòng Hổ phách đã được tái tạo tại địa điểm lịch sử của nó - Bảo tàng Cung điện Catherine tại khu "Tsarskoye Selo" ở ngoại ô St Petersburg. Nhưng từ năm 2000, trong kho của bảo tàng đã lưu trữ mảnh khảm Florentine. Ông Nikolai Nikandrov nhấn mạnh rằng nhờ Catalogue vật quý thất lạc của nước Nga mà đã lần ra manh mối mảnh khảm này:

“Khi Catalogue trở nên nổi tiếng ở Đức, chủ sở hữu của mảnh khảm hổ phách đã quyết định đem nó ra bán ở chợ đen với giá bốn triệu mác và bị cảnh sát Hamburg bắt giữ. Đó là một câu chuyện khá dài. Kết quả vụ kiện là chủ sở hữu qua đời, gia đình ông không muốn lôi thôi nên đã bán bức tranh này cho chính quyền Đức với mức giá tượng trưng, và chính quyền Đức đã trả lại cho nước Nga.”

Phải nói thêm là thông thường không phải quá trình trả lại nào cũng diễn ra nhanh chóng. Rất nhiều khi các cuộc đàm phán bị trì hoãn. Chẳng hạn, vụ kiện tụng Nga -Áo liên quan đến tác phẩm điêu khắc thế kỷ XVIII "Sao Thủy”. Binh lính quân đội Hitler đã đưa nó từ lãnh thổ cung điện và quần thể công viên Pavlovsk (ngoại ô St Petersburg). được cho là đã mất, nhưng một vài năm trước đây nó được cho là đã "hồi sinh” tại triển lãm Vienna.

Các chuyên gia phục chế Pavlovsk ngay lập tức xác định rằng bức tranh này thuộc về Pavlovsk. Còn những người Áo thì cố tìm tất cả mọi cách để giải thích rằng tác phẩm này thuộc về một vị công tước người Áo, hay vị tướng nào đó, hoặc một người nào khác - nói chung, họ có khá nhiều phương án. Nhưng cuối cùng họ đành phải đồng ý trả lại cho phía Nga.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại