Chính sách “bài Nga” đang phá nát quân đội Ba Lan?

Đào Cảnh |

Một loạt tướng lĩnh và sỹ quan cao cấp đang rời bỏ hàng ngũ Quân đội Ba Lan vì chính sách “bài Nga” mà Bộ trưởng Quốc phòng nước này Antonia Macherevich đang áp dụng.

Trong thời gian gần đây, các phương tiện truyền thông Ba Lan liên tục đưa tin về việc các sỹ quan cao cấp và các tướng lĩnh Ba Lan đang rời bỏ hàng ngũ quân đội nước này.

Tổng cộng có đến ¼ lượng sỹ quan cao cấp, gồm các sỹ quan quân hàm cấp tướng và đại tá, đã rời bỏ Quân đội Ba Lan. Nguyên nhân chính thức hiện vẫn chưa được đưa ra.

Giới truyền thông nhận định rằng, hiện tượng trên xuất phát từ chính quan điểm mang tính chất “bài Nga” của Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Antonia Macherevich.

Trước đó, Antonia Macherevich đã công khai tuyên bố rằng những sỹ quan gia nhập Quân đội Ba Lan trước năm 1989 và được đào tạo tại Liên Xô sẽ “không có cơ hội để phát triển sự nghiệp của mình”.

Theo nhận định của Yuri Borisenok, Phó giáo sư chuyên về lịch sử các nước Tây và Nam Slavo trường đại học tổng hợp Lomonosov, Nga, tình trạng hiện nay trước đây chưa hề xuất hiện trong Quân đội Ba Lan mà chỉ mới xuất hiện do các chính sách “bài Nga” của ông Antonia Macherevich.

“Hỗn loạn đang hiện hữu trong Quân đội Ba Lan. Tình trạng này chưa hề xuất hiện kể từ năm 1989, khi Liên Xô tan rã.

Điều này chưa từng xảy ra trong vòng 27 năm qua, kể cả trong giai đoạn các biện pháp bài cộng sản được thực hiện một cách mạnh mẽ nhất.

Theo các phương tiện truyền thông, không chỉ những người được đào tạo tại Liên Xô mà cả những sỹ quan gia nhập Quân đội Ba Lan trước năm 1989, đều không có khả năng phát triển sự nghiệp.

Các sỹ quan Ba Lan muốn nghỉ hưu trước để nhận lương hưu quân đội trước khi các điều kiện nhận lương hưu bị siết chặt.

Chính vì vậy mới xuất hiện hiện tượng hàng loạt sỹ quan cao cấp Quân đội Ba Lan rời bỏ hàng ngũ”- Yuri Borisenok đánh giá.

Theo Yuri Borisenok, việc Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan ban hành chính sách này là do phải thực hiện các chỉ thị từ ban lãnh đạo mới của Ba Lan.

“Điểm mấu chốt trong chính sách này là nhằm tiếp tục tiến hành điều tra thảm họa đối với máy bay chở Tổng thống Ba Lan rơi tại Nga vào tháng 4/2010.

Trong ngày thứ hai tới đây (7/3) ủy ban do Antonia Macherevich thành lập sẽ bắt đầu hoạt động với chức năng chính là chứng minh cho dư luận quốc tế thấy rằng máy bay chở Tổng thống Lech Kaczynski bị đặt bom.

Mặc dù không có bất cứ bằng chứng nào cho thấy có khả năng này nhưng Antonia Macherevich sẽ vẫn tiếp tục chính sách này”- Yuri Borisenok nhận định.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại