Động thái này như một nỗ lực nhằm chuyển sự đối đầu trên chiến trường lên bàn nghị sự để giải quyết tranh chấp dứt điểm.
Châu Âu lại "ra tay"
Các nhà lãnh đạo của Liên minh châu Âu nói rằng họ sẽ nới lỏng lệnh trừng phạt kinh tế đối với Nga với điều kiện Nga phải tuân thủ đầy đủ các thoả thuận mà các bên đã thương lượng ở Belarus vào tháng 2 vừa qua.
Điều này vẫn chưa xảy ra, theo lời của cả người Nga, Ukraine và hai nhà ngoại giao châu Âu.
Đức và Pháp, hai quốc gia đã giúp dàn xếp các cuộc thoả thuận, "tốt hơn là họ nên sử dụng ảnh hưởng của mình" để ngăn chặn Ukraine tránh khỏi "sự phá hoại việc thực hiện" hiệp định - Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov nói tại Moscow, Nga hôm thứ Năm.
Về việc Nga và Ukraine cứ đổ lỗi cho nhau, ông Lavrov cùng những người đồng nhiệm tại Ukraine, Đức và Pháp đã có kế hoạch gặp nhau ở Berlin vào thứ Hai tới với mục đích ngoại giao để xoa dịu các tranh chấp vốn đang được giải quyết gián đoạn trong cuộc khủng hoảng Ukraine.
Tranh chấp bao gồm việc làm thế nào phân chia quyền lực ở Ukraine, thiết lập chính phủ và đám phán với lực lượng phe ly khai do Nga hậu thuẫn, các nhà ngoại giao cho biết.
Tổng thống Ukraine - ông Petro Poroshenko, hôm thứ Tư, đã kêu gọi EU gia hạn lệnh trừng phạt và nói rằng phe ly khai dưới sự hậu thuẫn của Kremlin đang vi phạm thỏa thuận ngừng bắn.
Các nhà lãnh đạo Ukraine và phe ly khai vốn vẫn tấn công nhau kể từ khi ký kết thoả thuận ngừng bắn trong một cuộc chiến mà Liên Hiệp quốc đang muốn ngăn chặn, bởi nó đã giết chết hơn 6.000 người.
Mỹ và EU còn nói Nga đang xúi giục bạo lực gia tăng bằng cách gửi quân và trang thiết bị cho phe y khai dọc biên giới, nhưng chính quyền Kremlin đã bác bỏ thông tin này.
Thỏa thuận liên tục bị vi phạm
Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Pháp Francois Hollande, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Ukraine Poroshenko đã đàm phán về kế hoạch cho hòa bình suốt cả một ngày cho đến tận đên ở Minsk hồi 12.2.
Trong khi thoả thuận ngừng bắn ở Đông Ukraine đã được tổ chức quy mô lớn hơn và đã có được sự tiến triển khi đề cập đến vấn đề vũ khí hạng nặng, các nhà đàm phán giờ đây phải đối mặt với việc nâng hạng đàm phán về chính trị.
"Lần này, những người tham gia chắc chắn phải bình tĩnh hơn trong đối đầu quân sự, nhưng vấn đề ngừng bắn vẫn phải được thực hiện một cách hoàn hoàn", bà Merkel nói vào ngày 1.4.
Đó chắc hẳn không phải là một lời nói dành cho ngày Cá Tháng Tư.
Hiện cam kết chuyển điện từ Kiev đến các khu vực khác trên đất nước Ukraine và tổ chức các cuộc bầu cử địa phương vẫn chưa được ông Poroshenko giải quyết, các nhà đàm phán nói.
Ông Poroshenko, tháng trước, đã ký điều luật chấp thuận tình trạng đặc biệt đối với khu vực phía đông Ukraine, trong đó có các cuộc bầu cử và tự quản cho khu vực có đông dân nói tiếng Nga. Ông còn từ chối cho phe ly khai làm chủ khu vực họ nắm giữ theo yêu cầu của phía Nga.
Nga cáo buộc Ukraine vi phạm hiệp ước Minsk vì các nhà lập pháp ở Kiev cũng kêu gọi sự giúp đỡ của lực lượng gìn giữ hoà bình và thông qua một nghị định tuyên bố một số khu vực do phe ly khai chiếm đóng. Phía Ukraine tất nhiên cho rằng họ không hề vi phạm.
Nới lỏng hay mở rộng
Có một trở ngại trong nỗ lực nối lại đàm phán là khó triệu tập cùng lúc các quan chức Ukraine, phe ly khai, Nga cùng các quan sát viên của Tổ chức An ninh và Hợp tác đến châu Âu.
Người Nga đang chờ đợi người Ukraine để chọn đại biểu tham dự trong khi các bên tham gia còn lại đã hoàn thành việc này, ông Lavrov cho biết hôm thứ Năm.
"Hiện đã có một số tiến triển, mặt dù lệnh ngừng bắn vẫn bị vi phạm", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Pháp - ông Roman Nadal cho biết qua e-mail.
Trong khi các lệnh trừng phạt của EU nhắm đến lĩnh vực năng lượng và tài chính của Nga sẽ hết hiệu lực vào cuối tháng 7 tới, Nga và Ukraine còn thời gian cho đến cuối năm để thực hiện các đàm phán hoà bình.
Các nhà lãnh đạo EU đã cam kết gia hạn các biện pháp đến tháng 3, mặc dù họ chỉ ngừng một khoảng thời gian ngắn trước khi có quyết định chính thức, vẫn đòi hỏi có sự của toàn bộ 28 thành viên.
Nga thì đang mong đợi sự chia rẽ bên trong EU sẽ ảnh hưởng đến quyết định có nên mở rộng các biện pháp trừng phạt hay không, Đại sứ Nga tại EU - ông Vladimir cho biết vào hôm thứ Sáu, theo RIA Novosti.
Nhưng điều đó là không thể, theo Judy Dempsey, người đứng đầu nhóm nghiên cứu Carnegie châu Âu có trụ sở tại Bỉ.
"Dù gồm rất nhiều bộ phận thành viên ở bên trong, sự thống nhất cũng đã thắng thế" - chuyên gia Dempsey cho biết qua điện thoại. "EU là một tổ chức và Đức đang nắm giữ "lệnh bài".
Chỉ duy nhất bà Merkel có các "lệnh bài" này để gây áp lực cho ông Putin thực hiện thoả thuận Minsk và bà sẽ phải chiến đấu rất khó khăn".