Bức tranh mà Hitler không được nhìn thấy

Người ta quyết không để bức chân dung tự họa còn lại duy nhất của Leonardo da Vinci rơi vào tay trùm phát xít Adolf Hitler vì sợ những thảm kịch ghê gớm.

Lần thứ ba trong thế kỷ qua, những người yêu hội họa có cơ hội chiêm ngưỡng bức tranh lừng danh vẽ bằng phấn đỏ được nâng niu của thiên tài người Ý Leonardo da Vinci (1452-1519) khi nó được trưng bày tại Thư viện Royal ở TP Turin, miền Bắc nước Ý, từ hôm 30-10.

Ngăn rơi vào tay Đức Quốc xã

Vẫn còn nhiều bí ẩn chưa được khám phá về bức tranh 500 tuổi này song không ít người tin rằng nó chứa đựng những quyền lực huyền bí. Một truyền thuyết ở Turin quả quyết ánh mắt trong tranh cực kỳ mãnh liệt và sẽ truyền sức mạnh cho ai tận mắt chiêm ngưỡng.

Bức chân dung tự họa duy nhất còn tồn tại của danh họa Leonardo da Vinci Ảnh: DAILY MAIL
Bức chân dung tự họa duy nhất còn tồn tại của danh họa Leonardo da Vinci Ảnh: DAILY MAIL

Có người cho rằng chính sức mạnh ma thuật chứ không chỉ giá trị văn hóa và kinh tế mà bức họa được bí mật đưa từ Turin về Rome trong Thế chiến thứ 2. Người ta quyết không để nó rơi vào tay trùm phát xít Adolf Hitler bằng mọi giá nhằm tránh cho thế giới một thảm kịch đáng sợ hơn. Lúc bấy giờ, bức tranh này cũng là tác phẩm duy nhất trong bộ sưu tập những kiệt tác nổi tiếng nhất thế giới được chuyển khỏi Thư viện Royal. Giám đốc của thư viện ra đời từ năm 1839 này, ông Giovanni Saccani, cho hay không ai được biết chính xác nơi giấu bức tranh.

Riêng việc làm thế nào bức họa quý này dừng chân tại Turin cũng là câu chuyện thú vị. Nó vốn nằm trong bộ sưu tập đồ sộ của vua Carlo Alberto Xứ Savoy - một trong những người sáng lập Thư viện Royal. Ông mua bức tranh từ nhà cung cấp lừng danh châu Âu Giovanni Volpato vào năm 1839. Volpato có được những bức tranh của Leonardo từ đâu vẫn đang là bí ẩn, chỉ biết ông đã ra giá 70.000 lire cho bộ sưu tập. Lúc bấy giờ, thu nhập của một bác sĩ chỉ 1.000 lire/năm. “Vị vua mặc cả xuống còn 50.000 lire nhưng cũng phải mất 8 năm mới trả hết khoản tiền khổng lồ này” - ông Saccani tiết lộ. Tuy nhiên, Volpato đã đưa ra một đề nghị bất ngờ: Được là người trông nom không lương cho những tác phẩm này ở Thư viện Royal để đổi lấy việc giảm giá.

Nga thề không để mất Ukraine vì 'đồng lõa của Hitler' Nga thề không để mất Ukraine vì "đồng lõa của Hitler"

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov khẳng định Nga không thể để mất Ukraine chỉ vì quân phát xít khi ông trả lời phỏng vấn trên kênh NTV của Nga.

Bảo vệ nghiêm ngặt

Tại Royal, một căn phòng ngầm đặc biệt với cửa cốt thép được xây dựng từ năm 1998 để bảo vệ bức chân dung cùng hàng ngàn tác phẩm vô giá cũng như phác thảo của da Vinci. Ánh sáng tự nhiên tuyệt đối không được phép lọt vào phòng và nhiệt độ được duy trì thường trực ở 20 độ C, độ ẩm 55%. Sự chăm sóc đặc biệt này tuy không thể giúp bức tranh lấy lại phong độ sau những “bầm dập” suốt nửa đầu thế kỷ XX nhưng ít nhất cũng giúp nó giữ nguyên hiện trạng.

Trong đợt trưng bày kéo dài tới ngày 15-1-2015, bức họa sẽ được bảo vệ trong một hộp kính đặc biệt có khả năng “miễn nhiễm với tất cả”, theo lời ông Saccani. Ngoài ra, khu vực trưng bày được gắn hàng loạt thiết bị báo động và camera an ninh. Hơn 80 kiệt tác nghệ thuật khác cũng có mặt trong đợt triển lãm, bao gồm những bức tranh của da Vinci cùng nhiều nghệ sĩ nổi tiếng khác như Raphael, Rembrandt, Perugino và Van Dyck. Hẳn nhiên, nhiều người sẽ không thể bỏ qua bức tự họa của Leonardo da Vinci bởi họ không chỉ chiêm ngưỡng vẻ đẹp thách thức thời gian của nó mà còn hy vọng được tiếp thêm sức mạnh.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại