Bác sĩ Trung Quốc: Không có tiền thì cứ đợi đấy

Trung Phạm |

(Soha.vn) - “Nếu không có thu nhập ngoài luồng thì chẳng bác sỹ nào có động lực hành nghề”, Yanzhong Huang, nghiên cứu viên cao cấp về sức khỏe toàn cầu thuộc Hội đồng Quan hệ đối ngoại tại New York nhận xét.

Lương bác sĩ chỉ bằng thu nhập của tài xế taxi

Tuần trước, Tập đoàn dược phẩm của Anh GlaxoSmithKline (GSK) vừa bị cảnh sát Trung Quốc phanh phui vụ hối lộ các quan chức và bác sĩ nước này nhằm tăng giá thuốc cũng như doanh số bán hàng. Vụ việc đã lật tẩy một thực tế mà chính GSK phải thừa nhận “thật đáng xấu hổ”, đó là nạn nhận hối lộ ở các bệnh viện công của Trung Quốc.

	Tại Trung Quốc, các bác sỹ chỉ nhận được một mức lương quá nghèo nàn.

Tại Trung Quốc, các bác sĩ chỉ nhận được một mức lương quá nghèo nàn.

Theo chính những bác sĩ và chuyên gia làm việc trong ngành y thì nạn tham nhũng phần lớn xuất phát từ mức lương cơ bản quá thấp. Một bác sĩ vừa tốt nghiệp trường y ở Bắc Kinh chỉ nhận được mức lương khoảng 3.000 Nhân dân tệ (NDT) kể cả thưởng, tương đương với mức thu nhập của một tài xế taxi.

Peter Chen, Giám đốc điều hành Bệnh viện Quốc tế tư nhân Oasis ở Bắc Kinh cho biết, sau 10 năm kinh nghiệm, trung bình một bác sĩ ở đây cũng chỉ kiếm được khoảng 10.000 NDT/tháng.

Một bác sĩ người Trung Quốc từng giữ vị trí cao cấp tại một bệnh viện nổi tiếng ở Bắc Kinh thừa nhận, 80% thu nhập của ông có được là từ hối lộ và nếu không có khoản này, ông chỉ kiếm được chưa tới 600 USD/tháng. “Số tiền hối lộ này là rất cần thiết. Bạn không thể sống bằng mức lương của mình”. Ông này hiện đã tới Anh sinh sống và vẫn tiếp tục hành nghề y.

Hệ thống “thanh toán dưới gầm bàn”

	Một bác sĩ lấy máu từ cổ của bệnh nhân tại phòng cấp cứu ở một bệnh viện tại Thượng Hải ngày 15/5/ 2013

Một bác sĩ lấy máu từ cổ của bệnh nhân tại phòng cấp cứu ở một bệnh viện tại Thượng Hải ngày 15/5/ 2013

Bob Wang, một doanh nhân 35 tuổi ở Bắc Kinh cho biết, năm ngoái ông đã phải đút lót bác sĩ phẫu thuật ghép xương đùi cho dì ông 5.000 NDT đựng trong “hồng bao” vì sợ rằng bác sĩ sẽ “không làm việc hết trách nhiệm”.

“Đều có luật bất thành văn về giá hồng bao cho mỗi ca phẫu thuật… Nếu gia đình hoặc bản thân tôi bị bệnh, không đơn giản chỉ đến bệnh viện là xong. Nếu như vậy, mọi thứ sẽ ùn tắc, từ xếp hàng lấy giường tới việc được bác sĩ thăm khám hay đăng ký phẫu thuật”.

Theo nam bác sĩ hiện đang sống ở Anh kể trên, bệnh nhân và gia đình họ đôi khi phải bỏ ra khoản hồng bao nhiều gấp 2-3 lần so với chi phí thực tế.

Lương thấp là một nguyên nhân dẫn tới hệ thống “thanh toán dưới gầm bàn” dành cho các bệnh nhân được gọi là “hồng bao” – vốn là những chiếc phong bao lì xì trong các dịp Tết âm lịch ở Trung Quốc. Nó được sử dụng để “lót đường” cho nhiều loại dịch vụ khác nhau tại các bệnh viện, từ ưu tiên xếp hàng cho tới việc chi trả thêm các chi phí phẫu thuật.

Nhiều nhà phê bình nghi ngờ chiến dịch chống tham nhũng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ không có mấy dụng.

Một bác sĩ từng công tác ở một bệnh viện tim lớn tại Bắc Kinh cho biết việc xóa bỏ tham nhũng gần như là không thể: “Nếu chính phủ muốn tìm xem ai là người nhận hối lộ, điều đó không khó khăn gì... Nhưng như thế tất cả mọi người đều có lỗi. Khi đó, bệnh viện làm sao mà tồn tại?”.

Bài vở và ý kiến đóng góp cho chuyên mục vui lòng gửi về địa chỉ email: thegioi@soha.vn. Trân trọng!

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại