Hòn đảo đó chính là hòn đảo Kim Môn của Đài Loan. Tuy nhỏ nhưng hòn đảo này có vị trí chiến lược trong quan hệ TQ-Đài Loan hiện nay. Vị trí chiến lược của hòn đảo này – vốn chỉ cách Trung Hoa đại lục có vài km – có nghĩa là trong hàng thập kỷ, hòn đảo luôn bị đặt trong tình trạng quân quản.
Thế nhưng ngày nay, Kim Môn, với dân số khoảng 50 nghìn người, lại là hòn đảo tiền tiêu trong một trận chiến khác: nhằm cải thiện các trao đổi và quan hệ giữa Đài Loan và TQ. Đây là một trong hai hòn đảo mà các cư dân Đài Loan có thể đi tới tỉnh Đông Nam của TQ là Phúc Kiến. Và kể từ ngày 1/3/2013, các doanh nhân trên toàn Đài Loan cũng có thể tới TQ như vậy.
Nằm gần Phúc Kiến hơn là Đài Loan nhưng do chính quyền Đài Bắc kiểm soát từ sau Nội chiến Quốc Cộng chấm dứt năm 1949, trên đảo Kim Môn vẫn còn hàng loa cỡ đại để phát thanh tuyên truyền về TQ.
Tại chiếc cổng có niên đại Hưng Kiến ở Kim Môn, nằm giữa Đài Loan và TQ lục địa, còn yết thị của Thống chế Tưởng Giới Thạch 50 năm trước, kêu gọi “ngày về quang phục đại lục“ và “giải phóng đồng bào“.
Cảnh chiều xuống trên bãi biển đáng ra phải thật là thơ mộng nhưng nếu nhìn ra bờ cát, du khách sẽ thấy các hàng cột chống đổ bộ vẫn còn đó.
Trong nhiều năm căng thẳng xuyên qua eo biển Đài Loan luôn cảnh giác nhằm ngăn ngừa Trung Quốc tấn công. Nhưng nay, cầu nối đảo Tiểu Kim Môn và Hạ Môn của TQ dự kiến hoàn tất vào năm 2016 sẽ thúc đẩy du lịch hai bên.
Nay, trong hầm pháo ở núi Thái Vũ, cảnh diễn tập bắn pháo chỉ là để phục vụ du khách.
Phòng họp trong lòng đất có thể chứa đông người và biến thành nơi hội đàm cho hoạt động quân sự.
Địa đạo cũng có thể dùng cho việc di chuyển pháo và quân lính khi xảy ra tình hình chiến sự. Dù hiện nay tình hình ổn định đã được duy trì trên đảo Kim Môn, nhưng rõ ràng hòn đảo này vẫn luôn khiến Bắc Kinh phải lo lắng kể cả trong thời chiến cũng như thời bình, bởi muốn “thu phục“ được Đài Loan thì phải “hòa nhập“ được Kim Môn.
Tại Cổ Ninh Đầu, tháng 10/1949 có đợt tấn công của quân đội cộng sản nhưng thất bại và số thương vong đến nay vẫn không được biết chính xác nhưng dấu tích tàn phá vẫn còn rất rõ như một minh chứng khó phai về một cuộc chiến “nồi da, nấu thịt“ tại TQ.