Thay vào đó, Pháp lại đặt hy vọng vào Nga trong cuộc chiến chống IS.
Theo các chuyên gia phân tích của tạp chí Fiscal Times, mặc dù phải gánh chịu những vụ khủng bố kinh hoàng tại Paris nhưng Tổng thống Pháp Hollande đã không tận dụng điều khoản thứ 5 trong Hiến chương NATO khi không đề nghị liên minh quân sự này giúp đỡ tiêu diệt khủng bố.
(Theo điều 5 Hiến chương NATO, việc tấn công vào một nước thành viên NATO đều bị coi là hành động tấn công vào cả khối NATO. Khi đó, NATO sẽ trợ giúp cho nước bị tấn công, trong đó có việc trợ giúp bằng các hành động quân sự).
Đáng chú ý, mặc dù không tận dụng điều 5 Hiến chương NATO nhưng Pháp lại tận dụng điều 42/7 của Hiệp ước Lison.
Đây là điều khoản kêu gọi các nước EU đoàn kết trong trường hợp một nước thành viên EU bị tấn công.
Giới phân tích của Fiscal Times cho rằng, có 3 nguyên nhân khiến Tổng thống Pháp Hollande không muốn nhờ đến sự trợ giúp của NATO.
Thứ nhất, sau khi cam kết sẽ thực hiện các cuộc tấn công quyết liệt IS, Pháp đã tích cực cải thiện quan hệ với Tổng thống Nga Putin.
Theo Fiscal Times, Nga đã thực hiện các cuộc không kích vào các vị trí của IS tại Raqqa để hỗ trợ cho lực lượng không quân Pháp.
Thứ hai, Mỹ và Pháp đã sử dụng sức mạnh quân sự để tấn công vào vị trí của IS tại Syria nên việc tận đụng điều 5 của Hiến chương NATO không còn là điều cần thiết.
Thứ ba, Mỹ có thể sẽ chống lại việc thông qua nghị quyết mới của NATO về tình hình Syria nhưng khả năng này rất khó xảy ra.
Trong khi đó, các phương tiện truyền thông khác lại nhấn mạnh rằng Tổng thống Pháp Hollande không muốn liên kết với lực lượng NATO.
Cụ thể, tờ The Telegraph cho rằng hành động này của Pháp đang thực sự là “bước đi” tách khỏi liên minh quân sự NATO.
Trong khi đó, tờ NCBC của Mỹ lại cho rằng NATO sẽ không giúp Pháp vì sự có mặt của liên quân tại Syria sẽ đem đến “cái hại” nhiều hơn “Cái lợi”.