Quốc hội thảo luận về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2022

Luân Dũng |

Sau 2,5 ngày thực hiện chất vấn và trả lời chất vấn các thành viên Chính phủ, trong tuần làm việc tới, Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng.

Quốc hội thảo luận về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2022 - Ảnh 1.

Các đại biểu trao đổi bên hành lang Quốc hội. Ảnh Như Ý

Trong tuần làm việc thứ 4 (diễn ra từ ngày 7 – 11/11), Quốc hội sẽ tiến hành thảo luận, cho ý kiến các dự án: Luật Giá (sửa đổi), Luật Đấu thầu (sửa đổi), Luật Phòng thủ dân sự, Luật Hợp tác xã (sửa đổi), Luật Đất đai sửa đổi, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi).

Bên cạnh đó, Quốc hội cũng cho ý kiến về các dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk; Nghị quyết về thí điểm cấp quyền lựa chọn sử dụng biển số ôtô thông qua đấu giá; Nghị quyết của Quốc hội về thời hiệu xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức.

Đồng thời, Quốc hội cũng thảo luận về việc thực hiện Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam liên quan đến thông tin “nơi sinh” trên hộ chiếu. Nội dung này đã được Quốc hội thống nhất, bổ sung vào chương trình kỳ họp trước đó.

Nội dung quan trọng khác trong tuần là Quốc hội sẽ thảo luận về các báo cáo công tác của Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao; công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng năm 2022.

Cũng trong tuần này, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện, Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Các dự án Nghị quyết được biểu quyết là Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023; Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023; Nghị quyết về phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2023.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại