Quốc gia chủ chốt của BRICS 'thống trị' nguồn cung quan trọng, phương Tây tìm mọi cách để loại bỏ sự phụ thuộc: Chuyên gia cảnh báo 'bất khả thi'

An Chi |

Trung Quốc hiện đang dẫn đầu thế giới trong các phân khúc chính của chuỗi cung ứng đồng. Trong bối cảnh các nước phương Tây nỗ lực đa dạng hoá, chuyên gia cảnh báo bước đi này sẽ "không khả thi".

Quốc gia chủ chốt của BRICS 'thống trị' nguồn cung quan trọng, phương Tây tìm mọi cách để loại bỏ sự phụ thuộc: Chuyên gia cảnh báo 'bất khả thi'- Ảnh 1.

Các nước phương Tây đang tìm cách đa dạng hoá nguồn cung đồng, trong bối cảnh Trung Quốc, quốc gia quan trọng của BRICS, đang “thống trị” đối với kim loại này. Theo Wood Mackenzie, nỗ lực của phương Tây có thể trì hoãn quá trình chuyển đổi năng lượng, tăng chi phí và việc thay thế hoàn toàn nguồn năng lượng này cũng “không khả thi”.

Trung Quốc hiện đang dẫn đầu thế giới trong các phân khúc chính của chuỗi cung ứng đồng. Đây là kim loại quan trọng đối với các công nghệ mới như năng lượng tái tạo, lưu trữ năng lượng và xe điện.

Mỹ, Canada, Úc và các nước châu Âu đang tìm cách thay thế vị thế dẫn đầu của Trung Quốc thông qua việc đưa ra các khoản trợ cấp và đầu tư. Tuy nhiên, Wood Mackenzie cảnh báo, mục tiêu kép là giảm phát thải carbon và giảm sự phụ thuộc vào Bắc Kinh đang mâu thuẫn với nhau.

Công ty phân tích cho biết: “Phương Tây cần hàng trăm tỷ USD cho năng lực chế tạo và chế biến đồng để thay thế Trung Quốc.”

Wood Mackenzie chỉ ra rằng nhu cầu đối với kim loại này có thể tăng 75% lên 56 triệu tấn vào năm 2050. Do đó, nỗ lực tách rời của phương Tây sẽ không hiệu quả, khiến giá sản phẩm tăng cao hơn, đồng thời đẩy chi phí và sự kịp thời của quá trình chuyển đổi năng lượng.

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), các mỏ hiện tại và các dự án đang được xây dựng sẽ chỉ đáp ứng được 80% nhu cầu đồng vào năm 2030, theo đó tình trạng thiếu hụt sẽ diễn ra.

Wood Mackenzie cho biết, hầu hết hoạt động khai thác nguyên liệu thô của đồng diễn ra chủ yếu ở châu Mỹ và châu Phi, trong đó sản lượng khai thác nội địa của Trung Quốc chỉ chiếm 8% sản lượng toàn cầu. Dù con số này đã tăng lên gần 20% sau khi tính cả khối lượng được khai thác ở nước ngoài của Trung Quốc, quốc gia này vẫn cần đảm bảo tăng nguồn cung để đáp ứng nhu cầu trong nước. Ngoài ra, phần còn lại của thế giới có đủ nguồn cung từ các mỏ sơ cấp để đáp ứng nhu cầu hiện tại.

Tuy nhiên, chuỗi cung ứng đồng gồm một số giai đoạn chính: khai thác, luyện kim và tính chế, chế tạo và sản xuất thành thành phẩm. Theo báo cáo của Wood Mackenzie, phần còn lại của thế giới không đủ khả năng trong lĩnh vực chế biến và sản xuất thành thành phẩm - vốn được thống trị bởi Trung Quốc.

Nick Pickens, giám đốc nghiên cứu khai thác toàn cầu tại Wood Mackenzie, cho hay: “Khi các chính phủ và nhà sản xuất muốn đa dạng hoá, giảm sự phụ thuộc với Trung Quốc, điều quan trọng là phải xem xét toàn bộ chuỗi cung ứng chứ không không chỉ hoạt động khai thác.”

Ông nói: “Dù rủi ro với nguồn cung đồng có thể được giảm thiểu và một số hoạt động tái cân bằng đã bắt đầu ở nhiều quốc gia khác nhau, nhưng việc Trung Quốc đứng đầu cho thấy thay thế hoàn toàn là điều không khả thi.”

Báo cáo nêu rõ, 80% hoạt động khai thác đồng tạo ra tinh quặng đồng phải được xử lý tại các nhà máy luyện kim và lọc dầu để sản xuất cực âm đồng. Sau đó, các nhà chế tạo sử dụng vật liệu đó để chế tạo các bộ phận bằng đồng để tạo ra sản phẩm.

Theo dữ liệu của Wood Mackenzie, từ năm 2000, Trung Quốc đóng góp tới 75% mức tăng trưởng công suất các nhà máy luyện kim của thế giới.

Pickens cho biết: “Kịch bản không có Trung Quốc trong chuỗi cung ứng đồng sẽ đòi hỏi công suất xử lý phải tăng đáng kể để đáp ứng các mục tiêu chuyển đổi năng lượng.”

Báo cáo chỉ ra, hiện tại, kế hoạch xây dựng các nhà máy luyện kim mới ở Bắc Mỹ hoặc châu Âu là không có. Thay vào đó, Mỹ đã tập trung vào thị trường thứ cấp và tài chế đồng, gần đây đã thành lập nhà máy luyện đồng thứ cấp đầu tiên để tái chế nhiều loại kim loại.

Hơn nữa, Trung Quốc cũng chiếm khoảng 80% công suất chế tạo thêm đồng và hợp kim trên toàn cầu từ năm 2019, hiện chiếm một nửa công suất chế tạo của thế giới.

Các luật như Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) ở Mỹ nhằm mục đích trợ cấp cho các khoản đầu tư vào các khoáng sản quan trọng. Song, đối với đồng, những nỗ lực như vậy đã gặp trở ngại ở Mỹ và châu Âu, do các yếu tố như mức sử dụng thấp, chi phí vận hành cao và quy định về môi trường.

Tham khảo CNBC


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại