Trong thời gian qua, Nhật Bản và Trung Quốc đã chơi trò mèo vờn chuột trên các mặt trận. Mỗi bên đều hi vọng bên kia sẽ lờ đi trước khi có một sự bùng phát hỗn loạn diễn ra.
Điều này có sự tương đồng với khoảng thời gian tháng 8/1914 khi mà cả hai bên cùng đổ dầu vào lửa bằng cách tỏ ra nổi giận, đe dọa, gây áp lực chủ yếu cho các chính thể đảng phái ở trong nước.
Họ không phải hoàn toàn nghiêm túc trong việc đưa ra các mục tiêu, thách thức thực sự để chống lại những nguy cơ mà chỉ một chút tính toán sai lầm, một cơ hội chính trị hay các sự kiện chính trị (như vụ ám sát ở Sarajevo) có thể đặt mọi thứ vào xung đột một cách không ngờ đến và không ai mong muốn.
Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư
Những tiềm năng cho cuộc xung đột mới cũng tương đồng như vậy, cho dù bắt đầu từ Trung Quốc hay Nhật Bản thì sự mâu thuẫn sẽ trở thành một vụ nổ mang hiệu ứng domino và lan rộng ra lớn hơn nhiều và dẫn đến cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Mỹ.
Ngoài ra, nó sẽ không tránh khỏi liên quan đến các nước trong khu vực Bắc Thái Bình Dương, bao gồm Nga, Việt Nam, hai miền Triều Tiên, Việt Nam và Australia, cũng có thể sẽ có thêm Ấn Độ.
Không thể tính toán được chính xác lúc nào sự xung đột đó sẽ đến, nhưng nó sẽ là thảm họa đối với hàng triệu người. Những người sống sót sẽ không hiểu được vì sao nó đã leo thang một cách nhanh chóng và đột ngột trở thành chiến tranh như vậy ở hai đất nước mà hậu quả của những vấn đề đáng chỉ trích sẽ đe dọa đến sự tồn vong của quốc gia.
Không ai dám khẳng định quốc gia nào đang “có” chủ quyền trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Đối với họ, quần đảo này có rất ít giá trị kinh tế, tuy nhiên quốc gia nào tuyên bố chủ quyền có thể đòi hỏi quyền khai thác biển liền kề đối với các tài nguyên khoáng sản và dầu khí.
Chủ quyền còn phụ thuộc vào điểm bắt đầu của múi giờ, và Trung Quốc có lợi thế hơn Nhật Bản trong việc này. Chính nó là một trong những lý do tại sao Nhật Bản phải thương lượng.
Trung Quốc có quyền sở hữu thực tế và kiểm soát cho đến cuối thế kỷ 19, khi mà sự thức tỉnh và bành trướng của Nhật Bản đã chiếm cứ vùng biển đảo này trong một thời gian khi Trung Quốc bị suy yếu thế trong cuộc đối đầu, buộc nước này phải thỏa hiệp với các cường quốc phương Tây và Nhật Bản.
Trung Quốc tuyên bố rằng những phản đối mạnh mẽ vào thời điểm đó, và chắc chắn, giống với những tuyến bố của họ vào cuối Thế chiến thứ hai. Trong một giai đoạn, cả 2 nước đã nhất trí kìm nén các tuyên bố của mình nhằm tránh đi đến một cuộc chiến, tuy nhiên, chưa bao giờ họ từ bỏ việc này.
Mỹ đã ngầm công nhận những tuyên bố của Nhật Bản và sẵn sàng đi đến chiến tranh để bảo vệ điều này. Tuy nhiên, đó là lý do cơ bản nhất mà Mỹ không giải quyết vấn đề theo các quy định của các điều ước quốc tế.
Và sự ngầm công nhận này sẽ khiến Mỹ “há miệng mắc quai” và buộc Mỹ phải đồng ý nếu như Nga yêu cầu được thừa nhận những tuyên bố lãnh thổ trước đây ở Sakhalin và quần đảo Kuril, bao gồm cả những hòn đảo mà người Nhật từ chối không bao giờ chuyển nhượng.
Giống như các tranh chấp của Trung Quốc trên các hòn đảo khác với Việt Nam, Nga, Philippines, Brunei, Indonesia và Malaysia, những tranh chấp sẽ vẫn còn tiếp tục bởi những tuyên bố về triển vọng dầu khí và khoáng sản cũng như các đặc khu kinh tế.
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, hiện trạng hòa bình trở nên trầm trọng hơn bởi chủ nghĩa dân tộc gia tăng ở Trung Quốc cũng như Nhật Bản.
Tính hiếu thắng tham chiến của Trung Quốc đang ngày càng mạnh mẽ lên bởi sự giận dữ chưa được giải quyết từ sự xâm lược của Nhật Bản đối với Trung Quốc trong những năm 1930 và 1940, và nỗi sợ hãi của Nhật Bản rằng sự căng thẳng gia tăng là một phần của chiến lược Mỹ “bao vây” Trung Quốc.
Tương tự như vậy, một số chính trị gia ở Nhật Bản đã tìm đến lời xin lỗi cho Nhật Bản của 70 năm trước đây và sự hối tiếc vì đã chưa bao giờ xin lỗi.
Một số người khao khát muốn nhìn thấy Nhật Bản đóng vai trò mạnh mẽ hơn trên thế giới và các vấn đề khu vực, trong đó họ công nhận mối đe dọa tiềm ẩn đối với nền hòa bình từ Trung Quốc và Việt Nam.
Rằng Nhật bản hiện đang cố gắng để kích thích nền kinh tế đang suy thoái, một phần là do gia tăng chi tiêu quân sự chứ không phải là những khoản viện trợ ra bên ngoài.
Bản thân Trung Quốc có nhiều cái đầu nóng nảy khi sử dụng các tranh chấp như là biểu tượng của những tranh luận về quyền - nghĩa vụ của mình, không muốn bị áp lực từ phía Mỹ và khái niệm vai trò mới của nước này trên thế giới.