Mới đây nhất trang Strategy Page (Mỹ) đã có đánh giá về sức mạnh của siêu khu trục hạm Type 055 của Trung Quốc và cho rằng, Type 055 đang trong giai đoạn đóng mới, sẽ lớn và có sức mạnh lớn hơn tàu khu trục lớp Arleigh Burke của Mỹ.
Được biết, đây không phải là lần đầu tiên vũ khí Trung Quốc trở nên cực mạnh theo cách đánh giá của truyền thông Mỹ.
Hồi đầu năm 2015, sau khi Mỹ thừa nhận năng lực yếu kém của tiêm kích F-22, người Mỹ lại tiếp tục 'vạch áo cho người xem lưng' khi cho rằng F-35 cũng không khá hơn.
Theo nhận định của Tạp chí Business Insider (Mỹ), radar JY-26 dùng để đảm nhận nhiệm vụ cảnh giới và dẫn đường đối không tầm xa. Khoảng cách tìm kiếm của JY-26 đạt 500km.
Loại radar này có thể tiến hành chỉ thị mục tiêu cho phía sau hoặc làm nhiệm vụ theo dõi chính xác.
Business Insider dẫn nguồn quân sự Trung Quốc cho biết, radar JY-26 đã từng phát hiện được máy bay F-22 của Mỹ và thực hiện việc giám sát.
Khi đó radar này được triển khai tại Sơn Đông, toàn bộ quá trình bay của máy bay F-22 tại Hàn Quốc đều nằm trong phạm vi giám sát của radar này. (Ảnh trong bài: Mô hình khu trục hạm Type 055).
Dù được Mỹ dùng những lời lẽ có cánh khi nói về sức mạnh của loạt hệ thống radar chống tàng hình này, tuy nhiên thực tế đã chứng minh điều ngược lại.
Cụ thể, hồi cuối năm 2013, ngay sau khi Trung Quốc tuyên bố lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ngày 23/11/2013, Mỹ tuyên bố đã điều hai máy bay ném bom B-52 không trang bị vũ khí cất cánh từ căn cứ trên đảo Guam của Mỹ, bay qua ADIZ Trung Quốc đơn phương thiết lập mà không khai báo với Bắc Kinh mà vẫn không gặp phải bất kỳ phản ứng nào từ phía Trung Quốc.
Nhận định trên là hoàn toàn có cơ sở khi Hàn Quốc cũng tiếp bước Mỹ điều động máy bay tuần tra P-3C bay vào khu vực ADIZ này.
Theo đó, ngày 27/11/2013, chiếc P-3C của Hàn Quốc đã bay qua không phận khu vực dải đá ngầm Ieo (nơi đặt một cơ sở nghiên cứu của Hàn Quốc) mà không hề thực hiện theo yêu cầu của Trung Quốc.
Cũng như trường hợp của B-52, khi chiếc P-3C hoàn thành nhiệm vụ và Hàn Quốc thông báo về chuyến bay này, Trung Quốc mới lên tiếng.
Bắc Kinh khẳng định, họ đã giám sát tất cả quá trình bay của hai máy bay B-52 và chiếc P-3C cũng như việc có đủ khả năng kiểm soát ADIZ mới.
Tuy nhiên đây dường như chỉ là câu nói chữa thẹn về khả năng giám sát trên không của Trung Quốc.