Vụ đánh bom máy bay Hàn Quốc đẫm máu của mật vụ Triều Tiên (II)

Lieut. Sergeyvich - Северного флота России |

(Soha.vn) - Vụ đánh bom chiếc máy bay KAL-858 của Hãng hàng không Hàn Quốc khiến 115 người thiệt mạng năm 1987 đã dấy lên nhiều tranh cãi về sự dính líu trực tiếp của Kim Jong-Il còn trai Kim Il-Sung vào vụ việc. Liệu đây có phải là 1 cuộc tấn công với động cơ trả thù cá nhân?

Một chiếc radio như thế này với một quả bom bên trong đã sát hại 115 trên chuyến bay KAL-858
Một chiếc radio như thế này với một quả bom bên trong đã sát hại 115 trên chuyến bay KAL-858

 Bị “tẩy não”?

Sau khi phục hồi do ngộ độc cyanide, thủ phạm nữ của vụ dánh bom là Kim Hyon Hui đã được dẫn độ về Hàn Quốc và  trải qua1 buổi điều trần của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc vào ngày 15-12-1988.

Thoạt đầu, Kim khai rằng mình là một trẻ mồ côi có gốc Trung Quốc, sống và lớn lên ở Akita, Nhật Bản, đúng như những gì ghi bên trong cuốn hộ chiếu giả. Nhưng ngay khi hỏi tại sao lại đến Bahrain và tại sao lại có mặt đúng lúc như vậy, sắc mặt của Kim đã thay đổi rõ rệt, khuôn mặt tái nhợt đi. Tuy nhiên, Kim lấy lại bình tĩnh ngay và trả lời rằng mình đến Bahrain du lịch, còn việc bị bắt là do bà đã vô tình va phải một nhân viên an ninh, nhưng nhân viên này lại nghi ngờ nên đuổi theo bà.

Theo phản xạ, bà đã xô ngã nhân viên này và cướp lấy khẩu súng vì lo sợ sẽ bị bắn. Tại buổi điều trần, bằng chứng duy nhất chống lại Kim là điếu xì gà tẩm cyanide. Kết quả kiểm tra đối chiếu từ phòng thí nghiệm phân tích của quân đội cho thấy nó là 1 với loại xì gà từng được các đặc vụ Bắc Triều Tiên sử dụng khi đang trốn chạy tại Bắc Hàn.

Điệp viên Bắc Hàn – Kim Hyon Hui. Một trong 2 kẻ đã gây ra vụ tấn công đẫm máu

Điệp viên Bắc Triều Tiên – Kim Hyon Hui. Một trong 2 kẻ đã gây ra vụ tấn công đẫm máu

Khi đối thoại cùng Hội đồng Bảo an vài ngày sau đó, người đại diện của Chính phủ Hàn Quốc là ông Choi Young-jin cho biết trong thời gian 8 ngày bị giam và thẩm vấn tại Hàn Quốc, Kim có yêu cầu được xem 1 đoạn video về cuộc sống đời thường của người dân Hàn Quốc và yêu cầu của bà được chấp thuận. Ngay sau khi xem xong đoạn video, bà Kim đã bật khóc và nói rằng: “Cuộc sống hằng ngày ở Seoul là đây sao? Quá khác so với những gì mà Chủ tịch Kim Il-Sung đã từng tuyên truyền với mọi người!”.

Bà Kim nhận ra rằng những gì mà Chủ tịch và cả chỉ huy của mình từng nói với bà về cuộc sống cũng như thể chế chính trị ở Hàn Quốc là hoàn toàn dối trá. Ngay sau đó bà Kim đã khai toàn bộ với người thẩm vấn về kế hoạch đánh bom chuyến bay mã hiệu KAL-858. Và theo như lời ông Choi thì cuối cùng bà Kim cũng đã tỏ vẻ ăn năn hối lỗi về những hành động của mình: “Tôi thành thật xin lỗi các bạn. Hãy tha thứ cho tôi vì những những đau thương tôi gây ra cho đất nước này là không thể kể xiết. Tôi sẽ khai mọi việc cho các bạn”.

Cuốn hộ chiếu giả mang quốc tịch 
Nhật Bản của bà Kim Hyon Hui.
Cuốn hộ chiếu giả mang quốc tịch Nhật Bản của bà Kim Hyon Hui.

Bà Kim còn tiết lộ bà đã phải sống 1 cuộc sống tách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài trong 3 năm liền để được huấn luyện và chuẩn bị khá kỹ lưỡng cho kế hoạch tấn công. Khi 16 tuổi, bà Kim đã được Đảng Lao động Triều Tiên tuyển chọn là một trong những thành viên ưu tú, được bồi dưỡng các khóa học về ngôn ngữ cũng như đề bạt những vị trí trong quân đội.

Sau 3 năm học tập, bà Kim đã tốt nghiệp với tấm bằng loại ưu. Ngay sau đó, bà được bí mật đưa đi học tập tại một trường tình báo được vận hành bởi Quân đội Nhân dân Triều Tiên (NKA) nơi mà bà được đào tạo để có thể giết người bằng tay không, bằng dao găm và lựu đạn. Bà ấy cũng đã được rèn luyện để có thể chịu đựng những trận đòn và những kỹ thuật hỏi cung tinh vi của kẻ thù.

Tháng 6-1988, Kim Hyon Hui xuất hiện trong một cuộc họp báo được Tổ chức tình báo quốc gia Hàn Quốc (National Intelligence Service) đứng ra chịu trách nhiệm. Bà đã trả lời giới báo chí toàn bộ về kế hoạch tấn công chuyến bay mang mã hiệu KAL-858. Bà trả lời với báo chí rằng:

"Tôi đã cho chiếc radio ấy vào 1 chiếc túi du lịch. Bề ngoài thì trông có vẻ vô hại nhưng bên trong nó chưa tới 350g C4 đủ sức để phá sập 1 tòa nhà 5 tầng, tôi còn để vào đó 1 lọ dung dịch PLX khoảng 700ml trong trường hợp kíp nổ trục trặc PLX sẽ kích nổ chiếc radio (PLX là một hỗn hợp các chất có khả năng gây nổ, thành phần bao gồm 95% là Nitromethane (NM) và 5% là Ethylene Diamine (ED)) ngay phía trên cabin chứa hành lý của chiếc Boeing-707".

Theo kế hoạch tẩu thoát sau vụ đánh bom, bà Kim cho biết họ sẽ từ Abu Dhabi sau đó sẽ bay đến Amman, Jordan và sau cùng là Rome. Thế nhưng cả 2 đã phải thay đổi kế hoạch vì có một chút sự cố bởi chiếc visa có một số thông tin không khớp với những gì khi trên 2 cuốn hộ chiếu giả mang quốc tịch Nhật Bản.

Kim Hyon Hui bày tỏ sự hối hận và gửi lời xin lỗi đến gia đình các nạn nhân đã thiệt mạng trong vụ đánh bom và cầu xin sự thứ lỗi từ họ. Bà còn tiết lộ thêm:

"Mục đích của cuộc tấn công là một hành động trả thù cá nhân của Kim Jong-Il, con trai của chủ tịch Kim Il-Sung và ông ta muốn quấy rối xã hội Hàn Quốc. Bên cạnh đó là phá hủy cuộc bầu cử quốc hội vào năm 1988 và cả Thế vận hội mùa hè vào năm 1989. Thực sự tôi đáng bị trừng phạt gấp trăm, gấp ngàn lần tội lỗi của tôi

Bà Kim đã bị kết án từ hình, nhưng nhờ sự thành khẩn khai báo và ăn năn hối lỗi nên Tổng thống đương nhiệm của chính phủ Hàn Quốc lúc đó là Roh Tae-woo đã ra lệnh ân xá.

Kim Hyon Hui không phải là kẻ chủ mưu khiến 115 người thiệt mạng trong vụ đánh bom. Cô ấy cũng chỉ là một nạn nhân của chế độ độc tài Triều Tiên độc ác và tàn bạo” - Tổng thống Roh Tae-woo tuyên bố.

Tổng thống Roh Tae-woo trả lời báo giới về quyết định ân xá cho bà Kim Hyon Hui.
Tổng thống Roh Tae-woo trả lời báo giới về quyết định ân xá cho bà Kim Hyon Hui.

Sau vụ tấn công kinh hoàng

Bộ ngoại giao Hoa Kỳ đã lên án vụ tấn công chuyến bay KAL-858 là “hành động khủng bố có chủ đích”. Cho đến năm 2008, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên vẫn nằm trong danh sách các quốc gia tài trợ khủng bố của nghị viện Hoa Kỳ. Dựa trên 1 cuộc điều tra, các tài liệu và lời khai của các nhân chứng, Trợ lý cấp cao của Ngoại trưởng về các vấn đề quốc tế là ông Charles E. Redman đã gọi vụ việc là 1 hành động tấn công đẫm máu, và kẻ đứng sau mọi việc đã phạm phải nghiêm trọng “Tội ác chống lại loài người” theo công ước La Haye.

Ngay sau đó, Hội đồng bảo an đã họp bất thường ít nhất 2 lần để bàn việc có hay không 1 cuộc tấn công trừng phạt vào Bắc Triều Tiên. Nhưng với 2 phiếu thuận, 2 phiếu không đồng tình và 1 phiếu trống thì việc tấn công Bắc Triều Tiên không được thông qua.

Trong khi đó ở bên kia bán cầu, Bắc Triều Tiên liên tục phủ nhận sự dính líu trực tiếp của mình tới vụ đánh bom thảm sát 115 người trên chuyến bay KAL-858. Thậm chí người phát ngôn bộ ngoại giao nước này còn lên án rằng vụ việc KAL-858 thực chất chỉ là ngụy tạo nhằm mở đường cho một cuộc tấn công xâm lược Bắc Triều Tiên.

Năm 1994, Kim Jong Il lên nắm quyền thay cho người cha Kim Il-Sung và động thái này đã khiến cả thế giới phẫn nộ. Năm 2001, trước chuyến thăm của Kim Jong-Il đến Seoul, đã có 1 làn sóng phản đối kịch liệt được phát động bởi Đảng cánh Hữu lên án mạnh mẽ hành động tấn công thảm sát của Kim Jong-Il với những bằng chứng sống không thể nào chối cãi. Cả Hàn Quốc dấy lên 1 cuộc biểu tình yêu cầu ông Kim Jong-Il phải đứng ra nhận trách nhiệm, gửi lời xin lỗi tới các thân nhân đã tử nạn trong chuyến bay KAL-858 và phải bồi thường mất mát cho họ.

Dĩ nhiên, Kim Jong-Il không bị bắt và điều hành Triều Tiên cho tới năm 2011. Ngay khi ông qua đời, người con trai Kim Jong-un thay quyền cha và điều hành đất nước.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại