Trung Quốc thừa nhận máy bay Y-20 lạc hậu so với A400M

Ngày 15/7, tờ Hoàn Cầu của Trung Quốc lần đầu tiên thừa nhận rằng máy bay vận tải Y-20 thua kém A400M của châu Âu về nhiều công nghệ.

Thông tin trên nằm trong bài viết đăng tải trên tờ Hoàn Cầu ngày 15/7, theo đó A400M là sản phẩm hàng không quân quân sự hợp tác của châu Âu này được bắt đầu phát triển từ năm 2000 với sự tham gia và cung cấp tài chính của Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Anh, Thổ Nhĩ Kỳ, Bỉ, Malaysia và Luxembourg.
A400M được trang bị 4 động cơ tuốc bin cánh quạt TP400-D6 có công suất 11.060 mã lực/chiếc để “nhấc chiếc máy bay“ có trọng lượng cất cánh tối đa 122 tấn lên bầu trời.
A400M có khả năng đạt tốc độ 780km/h, tầm bay với tải trọng tối đa là 3.298km.
Với tải trọng 30 tấn hàng thì tầm bay của A400M tăng lên hơn 4.500km. Còn nếu chỉ chở 20 tấn hàng thì tầm bay tăng lên 6.390km. Airbus A400M được trang bị cần tiếp nhiên liệu trên không. Airbus A400M có khả năng bay cao tới 11.300m.
Vận tải cơ A400M áp dụng thiết kế khoang chở hàng "mở rộng", làm cho khả năng vận chuyển của nó rất xuất sắc, khi vận chuyển trang bị cỡ lớn, trong khoang chở hàng có thể xếp 2 máy bay trực thăng Apache hoặc 1 máy bay trực thăng Super Puma,
khi vận chuyển các trang bị như xe bọc thép thì có thể chở 1 khẩu pháo tự hành M109A6 hoặc 3 xe chở bọc thép M113;
khi chở quân thì có thể vận chuyển 120 lính dù hoặc binh sĩ được vũ trang hoàn toàn; khi thực hiện nhiệm vụ cứu hộ chiến trường, máy bay này có thể đồng thời vận chuyển 66 bộ cáng cứu thương và 10 nhân viên y tế.
Từ loạt ưu điểm của A400M, Trung Quốc chạnh lòng khi nghĩ về chiếc Y-20 của mình.
Về kích thước và trọng lượng vận tải, tuy máy bay Y-20 to hơn nhưng A400M được lợi từ thiết kế thân máy bay, động cơ, thiết bị tự động hóa tiên tiến, cho dù là về các chỉ tiêu cứng như tốc độ và hành trình A400M không hề thua Y-20.
Nhìn vào động cơ, Y-20 sử dụng 4 động cơ phản lực D-30KP-2 của Nga; còn máy bay A400M sử dụng động cơ tua bin cánh quạt TP400-D6.
Về thiết bị máy bay, Y-20 vẫn nằm trong giai đoạn bay thử, thiết bị còn chưa hoàn thiện; Y-20 phải học hỏi về hệ thống phòng vệ của máy bay A400M, thiết bị phòng vệ bọc thép của thành viên tổ lái, kính chống đạn, cháy nổ khí trơ trong hệ thống nhiên liệu, công nghệ điểm hỏa/đánh lửa…
Tuy nhiên Hoàn Cầu cho rằng, nhìn vào triển vọng phát triển, Trung Quốc có “nhu cầu cấp bách” đối với các loại máy bay vận tải cỡ lớn, sự xuất hiện của Y-20 là rất cần thiết, trong tương lai có thể trở thành nền tảng để phát triển thành máy bay cảnh báo sớm, máy bay tiếp dầu, thậm chí có thể lấy Y-20 làm nền tảng, hình thành cụm máy bay quân dụng cỡ lớn nội địa.
Để làm được điều đó người Trung Quốc phải nỗ lực rất nhiều.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại