Trung Quốc lo sợ phương án tác chiến liên hợp của Mỹ

quangminh |

Trang mạng “Jane’s Defense Weekly” Anh cho biết, Lầu Năm Góc đã xây dựng “phương án can dự tác chiến liên hợp”

Trung Quốc lo sợ phương án tác chiến liên hợp của Mỹ 1
Mỹ phát triển tàu sân bay động cơ hạt nhân kiểu mới lớp Ford
Các quân, binh chủng lớn của Mỹ lần lượt hợp tác đưa ra phương án tác chiến phù hợp “phương án can dự tác chiến liên hợp” để có kinh phí.
Căn cứ vào chiến lược quân sự mới của Mỹ, hải, lục, không quân và lính thủy đánh bộ Mỹ hiện đang hợp tác với nhau, vạch ra kế hoạch đáp trả ngăn chặn khu vực/chống can dự, nhằm ứng phó với những thách thức mới, bảo vệ lợi ích quốc gia và địa vị siêu cường của Mỹ.
Trang mạng “Jane’s Defense Weekly” Anh cho biết, Lầu Năm Góc đã xây dựng “phương án can dự tác chiến liên hợp”, trong khuôn khổ này, không quân và hải quân Mỹ đã đưa ra kế hoạch “tác chiến hải-không quân D”, lục quân và lính thủy đánh bộ thì đưa ra “phương án đoạt lấy và kiểm soát đường giao thông”. Đồng thời, lính thủy đánh bộ cũng đã hợp tác với hải quân xây dựng kế hoạch “tác chiến trên biển độc lập”.
Nội dung nghiên cứu “ngăn chặn khu vực” chính là, một khi quân Mỹ đến  khu vực tác chiến, thì quân địch có thể thông qua phương thức nào chặn quân Mỹ tự do hành động ở cự ly tương đối gần.
Được biết, kế hoạch “tác chiến không-hải quân” (trên không-trên biển) được các nhà hoạch định của hải quân và không quân Mỹ đưa ra từ năm 2010, kế hoạch này yêu cầu phát triển không quân, hải quân và lính thủy đánh bộ để ứng phó với “khả năng chống can dự, ngăn chặn khu vực”, bao gồm vũ khí chống vệ tinh, vũ khí tác chiến mạng, tàu ngầm, máy bay tàng hình và tên lửa tầm xa (có thể tấn công tàu sân bay).
Trung Quốc lo sợ phương án tác chiến liên hợp của Mỹ 2
Mỹ quyết phát triển thiết bị bay siêu thanh X-51
Trong khi đó, “đoạt lấy và kiểm soát đường giao thông” được lục quân và lính thủy đánh bộ Mỹ đưa ra. Nó có ý tưởng là, quân Mỹ tuy phải dựa vào không quân và hải quân để chiến thắng hành động chống can dự của kẻ địch, nhưng cách làm như vậy có lẽ không đủ để thực hiện mục tiêu an ninh quốc gia của Mỹ.
Lực lượng mặt đất rất có thể được yêu cầu phát huy vai trò của nó – thực hiện nhiệm vụ phòng không và phòng thủ tên lửa, hoặc thông qua vũ trang trên mặt đất thực hiện “can dự cưỡng bức”.
“Đoạt lấy và kiểm soát đường giao thông” phân chia vai trò của lực lượng mặt đất trong hành động tấn công trên bộ thành 2 phương diện. Giai đoạn chiến đấu ban đầu sẽ sử dụng một lực lượng tấn công nhỏ, như lực lượng đặc nhiệm “không đối đất” của lính thủy đánh bộ được điều động từ tàu chiến mặt nước (tàu nổi), lực lượng hàng không của lục quân do máy bay thả xuống hoặc lực lượng tấn công trên không của lục quân được điều từ căn cứ trung gian.
Sau khi lực lượng tấn công nhỏ này được điều động đến, lực lượng kế tiếp quy mô lớn sẽ tiến vào trong trường hợp cần thiết.
Trong khi đó, kế hoạch “tác chiến trên biển độc lập” thực ra hoàn toàn không phải là một phương châm hoặc chiến lược chính thức, nói một cách cụ thể, là giúp cho lính thủy đánh bộ và hải quân tiến hành tác chiến liên hợp, làm cho hai quân chủng này tập kết thành lực lượng trên biển to lớn hơn.
Trung Quốc lo sợ phương án tác chiến liên hợp của Mỹ 3
Mỹ phát triển vệ tinh thông tin cao tần tiên tiến
Các chuyên gia phân tích cho rằng, các quân binh chủng lớn của Mỹ đua nhau vạch ra kế hoạch đáp trả ngăn chặn khu vực/chống can dự, vừa là nhu cầu chiến lược quân sự của Mỹ, vừa là để tranh phần “bánh” kinh phí quân sự.
Hiện nay, Lầu Năm Góc đang đối mặt với sức ép to lớn cắt giảm chi tiêu quân sự 487 tỷ USD trong 10 năm tới, các quân binh chủng cũng đối mặt với giảm quân do thiếu kinh phí.
Nếu các quân binh chủng Mỹ không tìm được vị trí trong chiến lược quân sự mới và nâng cao vị thế chiến lược của mình, để cho Lầu Năm Góc nhận thức được họ không thể thiếu trong chiến lược mới, thì họ sẽ không thể tránh khỏi bị cắt giảm ngân sách nhiều hơn.
Vì vậy, lục quân, hải quân, không quân và lính thủy đánh bộ Mỹ tích cực hợp tác, xây dựng kế hoạch chiến dịch, chiến thuật trong khuôn khổ phương án can dự tác chiến liên hợp.
Trung Quốc lo sợ phương án tác chiến liên hợp của Mỹ 4
Triển khai 5 loại máy bay chiến đấu tiên tiến nhất ở Nhật Bản
Trung Quốc lo sợ phương án tác chiến liên hợp của Mỹ 5
Điều chỉnh, bố trí mới lực lượng lính thủy đánh bộ, mở thêm căn cứ ở Australia, chuyển một bộ phận từ Nhật Bản tới Guam
Trung Quốc lo sợ phương án tác chiến liên hợp của Mỹ 6
Triển khai tàu chiến đấu duyên hải "chốt chặt" eo biển Malacca - yết hầu kinh tế của Trung Quốc
Trung Quốc lo sợ phương án tác chiến liên hợp của Mỹ 7
Phát triển tàu ngầm hạt nhân chiến lược thế hệ mới
Trung Quốc lo sợ phương án tác chiến liên hợp của Mỹ 8
X-37B có tiềm năng phát triển thành máy bay chiến đấu quân sự trong không gian.
Trung Quốc lo sợ phương án tác chiến liên hợp của Mỹ 9
Máy bay chiến đấu X-47B sẽ được trang bị cho tàu sân bay Mỹ trong tương lai, phục vụ cho tác chiến hợp nhất trên biển-trên không
Trung Quốc lo sợ phương án tác chiến liên hợp của Mỹ 10
Tăng cường khả năng tác chiến mạng.
Trung Quốc lo sợ phương án tác chiến liên hợp của Mỹ 11
Phát triển vệ tinh do thám
Trung Quốc lo sợ phương án tác chiến liên hợp của Mỹ 12
Tích cực dịch chuyển trọng tâm chiến lược quân sự sang châu Á-Thái Bình Dương
Trung Quốc lo sợ phương án tác chiến liên hợp của Mỹ 13


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại