Trung Quốc "dìm hàng" tăng T-14 Armata?

Trang Sputnik dẫn nguồn tin quân sự Trung Quốc cho biết, siêu tăng T-14 Armata của Nga hoàn toàn có thể chiến đấu ngang ngửa với Abrams Mỹ và Leopard Đức.

Việc Trung Quốc mang dòng tăng thế hệ 5 của Nga ra so sánh với sức mạnh dòng tăng thế hệ 'cũ' của phương Tây được coi là hành động 'dìm hàng' khá kín đáo của Bắc Kinh. Lý giải điều này, Sputnik cho rằng có thể Trung Quốc 'cay cú' vì thái độ 'thận trọng' của Nga khi nói đến việc xuất khẩu dòng tăng này cho Bắc Kinh.
Theo nguồn tin này, dù sức mạnh của tăng Leopard 2A6 (Đức) và M1A2 Abram (Mỹ) thực sự là cơn ác mộng với bất kỳ đối thủ nào trên chiến trường nhưng điều đó chỉ tồn tại trong tương lai gần, bởi ngay khi siêu tăng T-14 Armata của Nga đi vào hoạt động, tất cả các dòng tăng hàng đầu hiện nay đều sẽ không được coi là đối thủ xứng tầm.
Khả năng của tăng T-14 Armata đã được Phó tổng giám đốc của cơ quan xuất khẩu vũ khí nhà nước của Nga Rosoboronexport, Igor Sevastyanov cho biết, dòng tăng này sẽ được trang bị một tháp pháo tự động có khả năng điều khiển từ xa. Với vũ khí chính là một pháo nòng trơn 125mm tích hợp khả năng phóng tên lửa và có thể mang theo tối đa 32 viên đạn pháo chống tăng.
Bên cạnh đó có nguồn tin còn cho rằng, tên lửa chống tăng được sử dụng trên T-14 Armata được dẫn đường bằng laser với tầm bắn hiệu quả lên tới 5km song song với đó là mẫu đạn pháo thông thường. Ngoài ra nó còn được trang bị thêm các vũ khí phụ khác như pháo tự động 30mm và súng máy hạng nặng 12,7mm.
Về khả năng phòng thủ của T-14 Armata, hồi đầu năm 2014, Phó thủ tướng Nga Dmitriy Rogozin từng úp mở về hệ thống phòng thủ được trang bị trên T-14 Armata. Theo đó, xe tăng T-14 Armata sẽ trang bị hệ thống phòng thủ chủ động Afganit với lượng nổ chuyên dùng cho phép đánh chặn đạn pháo, tên lửa tự dẫn ở cự ly gần, không quá 15-20m.
Theo một số nguồn tin, hệ thống Afganit đang được thử nghiệm để chống lại đạn pháo và tên lửa ở cự ly xa hơn trước khi trang bị cho T-14 Armata. Theo nhiệm vụ kỹ thuật, có kế hoạch mô phỏng tác động của đạn súng máy trên xe tăng với một số cỡ đạn với thân quả đạn chống tăng. Có dự đoán là nếu bắn trúng quả đạn chống tăng thì quỹ đạo của nó sẽ bị thay đổi.
Ngoài ra, Nga còn có kế hoạch cho T-14 Armata radar sử dụng công nghệ tương tự radar của siêu tiêm kích Sukhoi T-50, cũng như trang bị súng máy bắn tự động hoàn toàn.
Đại tá Victor Murakhovskiy - Tổng biên tập tạp chí Arsenal (Kho súng đạn) kể cho báo Izvestia: “Radar của xe tăng hoạt động trong chế độ tự động sẽ phát hiện ra quả đạn đang bay tới. Bộ thiết bị tính toán sẽ đánh giá các thông số của quả đạn đó và ra quyết định sử dụng vũ khí có trên xe tăng”.
Phó Chủ tịch Ủy ban của Duma Quốc gia về Quốc phòng Frants Klintsevich nói: “Vũ khí mà chúng ta nói đến ở đây có nhiệm vụ bắn trúng quả đạn chống tăng, và nếu không tiêu diệt được nó thì cũng buộc quả đạn thay đổi quỹ đạo và không trúng được mục tiêu…”. Trong ảnh: Tăng M1A2 Abrams.
Theo ông Klintsevich, cũng có ý định sử dụng các loại vũ khí khác để bảo vệ tích cực xe tăng. Đại biểu Duma Quốc gia này thông báo: “Có nhiều ý tưởng về việc này, đã có nhiều thử nghiệm như đó là vũ khí laser. Chúng ta chưa đạt tới mức độ có thể bố trí gọn gàng vũ khí này. Nhưng vũ khí này rất có triển vọng. Vũ khí tương tự sẽ có thể tiêu diệt một cách hiệu quả các quả đạn chống tăng”. Trong ảnh: Tăng M1A2 Abrams.
Dù Nga chưa thực sự tiết lộ hết về khả năng công - thủ cũng như một số tính năng của T-14 Armata, nhưng căn cứ vào những gì đã được Nga công khai cho thấy, đây thực sự là dòng tăng không có đối thủ hiện nay trên thế giới. Trong ảnh: Tăng M1A2 Abrams.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại