Tìm hiểu các loại mũ sắt, mũ chống đạn của QĐNDVN

Ly Vy |

(Soha.vn) - Những chiếc mũ sắt, mũ chống đạn bằng vật liệu Kevlar hiện đại đang dần thay thế vai trò chiếc mũ cối trong trang bị của người lính Việt Nam.

Từ xưa đến nay, một trang bị luôn đi kèm với mỗi người lính ngoài ba lô và cây súng đó chính là chiếc mũ sắt. Đóng vai trò bảo vệ bộ phận quan trọng nhất trên cơ thể, mũ giáp, mũ bảo hộ có một lịch sử lâu đời từ khi con người chiến đấu bằng vũ khí thô sơ cho đến vũ khí hiện đại như ngày nay.

Khi nghĩ tới người chiến sỹ Quân đội Nhân dân Việt Nam hẳn mọi người đã quá quen thuộc với hình ảnh chiếc mũ cối mà không biết rằng chúng ta còn sử dụng khá nhiều chủng loại mũ bảo hộ khác nhau. Dưới đây là bài giới thiệu về một số loại mũ bảo hộ (mũ sắt, mũ chống đạn, mũ bảo vệ) đang có trong biên chế của Quân đội Việt Nam.

Một trong những loại mũ bảo hộ phổ biến nhất của Quân đội Nhân dân Việt Nam là mũ sắt do Liên Xô sản xuất. Các loại mũ sắt Liên Xô phần lớn được viện trợ trong giai đoạn Chiến tranh chống Mỹ và cho tới nay vẫn còn được trang bị cho nhiều đơn vị.

Trên ảnh là mẫu mũ sắt SSh-40 do Liên Xô chế tạo. Đây là mẫu mũ sắt được Liên Xô đưa vào trang bị từ năm 1940.

Trên ảnh là mẫu mũ sắt SSh-40 do Liên Xô chế tạo. Đây là mẫu mũ sắt được Liên Xô đưa vào trang bị từ năm 1940.

Mũ SSh-40 được làm hoàn toàn bằng thép, với độ dày 1,2mm. Loại mũ này chỉ có khả năng chống mảnh văng chứ không chống được đạn bắn trực tiếp (trong ảnh mũ sắt SSh-40 bên trái, bên phải là mũ SSh-68).

Mũ SSh-40 được làm hoàn toàn bằng thép với độ dày 1,2 mm; khối lượng mũ khi chỉ có phần thép là 800 gam. Loại mũ này chỉ có khả năng chống mảnh văng chứ không chống được đạn bắn trực tiếp (trong ảnh mũ sắt SSh-40 bên trái, bên phải là mũ SSh-68).

Một mẫu mũ sắt khác của Liên Xô là mũ SSh-68.

Một mẫu mũ sắt khác của Liên Xô là mũ SSh-68.

Mũ sắt SSh-68 được nâng cấp tăng cường khả năng chịu lực nhưng cũng chỉ có thể chống được mảnh văng với khối lượng 1g, vận tốc 250m/giây, khối lượng phần thép của mũ là 1.500g.

Mũ sắt SSh-68 được nâng cấp tăng cường khả năng chịu lực nhưng cũng chỉ có thể chống được mảnh văng với khối lượng 1gam, vận tốc 250 m/s, khối lượng phần thép của mũ là 1,5 kg.

Một mẫu mũ sắt nữa cũng hiện được trang bị trong quân đội ta là mũ sắt M1. Đây là loại mũ do Mỹ sản xuất được chúng ta thu với số lượng rất lượng sau năm 1975.

Một loại mũ sắt nữa hiện đang được trang bị trong quân đội là mũ sắt M1. Đây là loại mũ do Mỹ sản xuất được quân ta thu với số lượng rất lớn sau năm 1975.

Mũ sắt M1 có nhiều điểm vượt trội so với các loại mũ sắt cùng thời, ngoài phần bên ngoài thì mũ M1 còn có 1 lớp lót cứng bên trong giúp chống nóng và giảm va đập. Hiện nay số lượng mũ M1 trong quân đội ta không còn nhiều.

Mũ sắt M1 có nhiều điểm vượt trội so với các loại mũ sắt cùng thời, ngoài phần vỏ thì mũ M1 còn có 1 lớp lót cứng bên trong giúp chống nóng và giảm va đập. Hiện nay số lượng mũ M1 trong quân đội ta không còn nhiều.

Hiện nay các loại mũ sắt đã tỏ ra lỗi thời vì không thể chống được đạn bắn thẳng cũng như khối lượng khá nặng. Mẫu mũ Kevlar ra đời nhằm thay thế các loại mũ sắt thế hệ cũ và Quân đội Việt Nam cũng bước đầu được trang bị loại mũ hiện đại này.

Hiện nay các loại mũ sắt đã tỏ ra lỗi thời vì không thể chống được đạn bắn thẳng cũng như có khối lượng khá nặng. Mẫu mũ bằng vật liệu Kevlar ra đời nhằm thay thế các loại mũ sắt thế hệ cũ và Quân đội Việt Nam cũng bước đầu được trang bị loại mũ hiện đại này.

Những chiếc mũ Kevlar chống đạn đầu tiên được nhập từ Israel trang bị cho lực lượng đặc công, lực lượng chuyên trách phòng chống ma túy bộ đội biên phòng. Mũ chống đạn Kevlar có khả năng chống đạn súng ngắn 9mm, thiết kế cùng hệ dây đeo hiện đại giúp ôm gọn phần đầu của người lính.

Những chiếc mũ Kevlar chống đạn đầu tiên được nhập từ Israel trang bị cho đặc công, lực lượng chuyên trách phòng chống ma túy của Bộ đội biên phòng. Mũ Kevlar có khả năng chống đạn súng ngắn 9 mm, thiết kế cùng hệ dây đeo hiện đại giúp ôm gọn phần đầu của người lính.

Nằm trong bộ trang bị mới của lực lượng Hải quân đánh bộ, mũ Kevlar chống đạn trên có hình dáng giống với kiểu mũ chống đạn MICH 2000 của Quân đội Mỹ. Mũ có khả năng chống được mảnh văng, đạn súng ngắn 9mm.

Nằm trong bộ trang bị mới của lực lượng Hải quân đánh bộ, mũ Kevlar chống đạn trên có hình dáng giống với kiểu mũ chống đạn MICH 2000 của Quân đội Mỹ, có khả năng chống được mảnh văng, đạn súng ngắn 9 mm.

Một mẫu mũ hiện đang được trang bị đại trà trong toàn quân là mũ A2. Mặc dù có hình dáng giống như các loại mũ chống đạn Kevlar hiện đại hiện nay nhưng mũ A2 lại được làm từ nhựa.

Một loại mũ nữa hiện đang được trang bị đại trà trong toàn quân là mũ A2. Mặc dù có hình dáng giống như các loại mũ chống đạn Kevlar hiện đại nhưng mũ A2 lại được làm từ nhựa cứng.

Tác dụng chính của mũ A2 là dùng để đội trong huấn luyện SSCĐ giúp bảo vệ đầu tránh khỏi các va đập mạnh và không có khả năng chống đạn. Hiện nay mũ A2 được bọc vải hoặc sơn ngụy trang trực tiếp lên mũ.

Tác dụng chính của mũ A2 là dùng để đội trong huấn luyện SSCĐ giúp bảo vệ đầu tránh khỏi các va đập mạnh và không có khả năng chống đạn. Hiện nay mũ A2 được bọc vải hoặc sơn ngụy trang trực tiếp lên mũ.

Bộ đội phòng không Việt Nam với mũ sắt SSh-68

Xem toàn bộ VIDEO HOT trên SOHA

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại