Như vậy, về cơ bản, lịch trình dự kiến cập cảng Singapore của tàu mẹ Rolldock Storm vào ngày 26/06 không có gì thay đổi, mọi việc đang diễn ra hết sức êm thuận.
Tàu mẹ Rolldock Storm đã không đi vào biển Địa Trung Hải để qua kênh đào Suez rồi ra Ấn Độ Dương, tuyến đường biển ngắn nhất để về Việt Nam, mà chọn đi đường vòng xa hơn hàng nghìn hải lý khi vượt qua mũi Hảo Vọng (Nam Phi) để ra Ấn Độ Dương.
Đồng thời, Rolldock Storm cũng không qua eo biển Malacca - vùng biển vốn được coi là tiềm ẩn nhiều nguy cơ về mất an ninh hàng hải mà xuyên thẳng qua eo Sunda vào biển Java của Indonesia rồi vòng ngược lên Singapore.
Đây là chiếc tàu ngầm tiến công sử dụng động cơ điện – diesel lớp Kilo-636.1 thứ 4 được phía Nga bàn giao cho Việt Nam trong hợp đồng đặt đóng 6 chiếc ký vào cuối năm 2009.
Ba chiếc đầu tiên đã về Việt Nam tàu ngầm 182 mang tên Hà Nội (về cảng Cam Ranh ngày 31/12/2013), 183-TP.Hồ Chí Minh (19/3/2014) và 184-Hải Phòng (28/1/2015).
Chiếc Kilo thứ năm số hiệu 186 được Nhà máy Admiralty khởi đóng ngày 1/7/2013, hạ thủy ngày 28/12/2014, hiện nay đang tiến hành thử nghiệm và huấn luyện thuỷ thủ đoàn trên biển Baltic.
Chiếc thứ sáu, số hiệu 187 đã được khởi đóng ngày 28/5/2014, sẽ bàn giao cho Việt Nam trong năm 2016.
Theo hãng tin Reuters, các tàu ngầm Kilo của Việt Nam ngoài vũ khí chính là ngư lôi còn còn được trang bị tên lửa Klub có khả năng diệt hạm và tấn công mục tiêu trên đất liền.
Dự tính, tàu Rolldock Storm sẽ cập cảng Singpore để tiếp liệu và dành thời gian nghỉ ngắn cho kíp thủy thủ. Nếu không có gì thay đổi, trong vòng một vài ngày tới (khoảng ngày 29 hoặc 30/6), tàu ngầm Kilo thứ 4 của Việt Nam sẽ về đến Quân cảng Cam Ranh.
Tàu mẹ Rolldock Storm chở tàu ngầm Kilo thứ 4 của Việt Nam vừa vượt qua eo Sunda (Indonesia) để về Singapore.
Tại đây, tàu mẹ Rolldock Storm sẽ neo ở phía ngoài Mũi Hời, Vịnh Cam Ranh để làm công tác hạ thủy và lai dắt tàu Kilo vào căn cứ của Lữ đoàn Tàu ngầm 189.
Như vậy, tàu ngầm Kilo 185 sẽ sớm đứng trong đội hình Hải quân Nhân dân Việt Nam, để cùng với tàu Hải Phòng (184) tạo thành cặp tàu ngầm thứ hai sẵn sàng huấn luyện và tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ Quốc.