Tàu ngầm bí ẩn Alrosa và sự thật chấn động về Hạm đội Biển Đen

Tùng Dương |

Đêm ngày 20/11/2009, một điều gì đó không bình thường đã xảy ra với tàu ngầm duy nhất có khả năng chiến đấu thuộc Hạm đội Biển Đen B-871 Alrosa, qua đó đã hé mở đôi điều về sức mạnh Hải quân Nga.

heo giải thích của một quan chức cao cấp của Hạm đội Biển Đen thời điểm đó, chiếc tàu ngầm Alrosa lớp Kilo bị hỏng bộ hệ thống động cơ khi đang tham gia một cuộc tập trận trên biển. Nó phải dừng đợt huấn luyện và kéo về cảng Novorossiisk.

Theo giải thích của một quan chức cao cấp của Hạm đội Biển Đen thời điểm đó, chiếc tàu ngầm Alrosa lớp Kilo bị hỏng bộ hệ thống động cơ khi đang tham gia một cuộc tập trận trên biển. Nó phải dừng đợt huấn luyện và kéo về cảng Novorossiisk.

Lượng choán nước của tàu ngầm Alrosa là 3950 tấn, vận tốc khoảng 17 hải lý, tầm hoạt động  khoảng 400 dặm dưới mặt nước và 6000 dặm trên mặt nước. Tàu được trang bị ngư lôi và mìn. Ê-kíp tàu gồm 52 người.

Lượng choán nước của tàu ngầm Alrosa là 3.950 tấn, vận tốc khoảng 17 hải lý/h, tầm hoạt động khoảng 400 dặm dưới mặt nước và 6.000 dặm trên mặt nước. Tàu được trang bị ngư lôi và mìn. Ê-kíp tàu gồm 52 người.

Chi tiết về sự cố xảy ra trên tàu ngầm Alrosa không được công bố. Tuy nhiên, sự cố này thu hút sự chú ý, bởi nó liên quan đến chương trình hiện đại hóa Hạm đội Biển Đen thuộc hải quân Nga, đặc biệt là lực lượng tàu ngầm.
Chi tiết về sự cố xảy ra trên tàu ngầm Alrosa không được công bố. Tuy nhiên, sự cố này thu hút sự chú ý, bởi nó liên quan đến chương trình hiện đại hóa Hạm đội Biển Đen thuộc hải quân Nga, đặc biệt là lực lượng tàu ngầm.
Cho đến trước 26/6/2014 (ngày hạ thủy chiếc tàu ngầm điện diesel mới, thuộc Dự án 636 cho Hạm đội biển Đen, tại nhà máy đóng tàu Admiralty ở thành phố St Petersburg), Hạm đội Biển Đen trên danh nghĩa, chỉ có hai tàu ngầm là: tàu ngầm điện-diesel B-871 Alrosa (thuộc dự án 877V, hạ thủy năm 1988 và đưa vào sử dụng năm 1990) và chiếc B-380 Svyatoi Knyaz Georgy (đóng vào năm 1982).

Cho đến trước 26/6/2014 (ngày hạ thủy chiếc tàu ngầm điện diesel mới, thuộc Dự án 636 cho Hạm đội biển Đen, tại nhà máy đóng tàu Admiralty ở thành phố St Petersburg), Hạm đội Biển Đen trên danh nghĩa chỉ có hai tàu ngầm là:

Tàu ngầm điện-diesel B-871 Alrosa (thuộc dự án 877V, hạ thủy năm 1988 và đưa vào sử dụng năm 1990) và chiếc B-380 Svyatoi Knyaz Georgy (đóng vào năm 1982).

Tàu Alrosa bị hỏng vào năm 2009. Còn khả năng hoạt động của tàu  B-380 Svyatoi Knyaz Georgy bị nghi ngờ. Trên thực tế, tàu Svyatoi Knyaz Georgy hiện đã phải vào xưởng để sữa chữa dài hạn.
Tàu Alrosa bị hỏng vào năm 2009. Còn khả năng hoạt động của tàu B-380 Svyatoi Knyaz Georgy bị nghi ngờ. Trên thực tế, tàu Svyatoi Knyaz Georgy hiện đã phải vào xưởng để sữa chữa dài hạn.
Với tình trạng của 2 tàu ngầm kể trên, sẽ là không quá nếu như nói rằng trong suốt 5 năm qua từ năm 2009 đến trước khi Nga sáp nhập Crimea, Hạm đội Biển Đen không có tàu ngầm trực chiến tại vùng biển trọng yếu này. Sau khi sáp nhập Crimea, Nga đã ráo riếng tăng cường sức mạnh cho Hạm đội Biển Đen, đặc biệt là bổ sung các tàu ngầm thế hệ mới.

Với tình trạng của 2 tàu ngầm kể trên, sẽ là không quá nếu như nói rằng trong suốt 5 năm qua từ năm 2009 đến trước khi Nga sáp nhập Crimea, Hạm đội Biển Đen không có tàu ngầm trực chiến tại vùng biển trọng yếu này.

Sau khi sáp nhập Crimea, Nga đã ráo riếng tăng cường sức mạnh cho Hạm đội Biển Đen, đặc biệt là bổ sung các tàu ngầm thế hệ mới.

Tổng giám đốc nhà máy đóng tàu Admiralty Alexander Buzakov cho biết Dự án 636 Varshavyanka đang được triển khai cho Hạm đội Biển Đen là kết quả của một “sự hiện đại hóa triệt để” công nghệ đóng tàu ngầm hiện tại của Nga.
Tổng giám đốc nhà máy đóng tàu Admiralty Alexander Buzakov cho biết Dự án 636 Varshavyanka đang được triển khai cho Hạm đội Biển Đen là kết quả của một “sự hiện đại hóa triệt để” công nghệ đóng tàu ngầm hiện tại của Nga.
Dự kiến, trong 2 năm tới, Hạm đội Biển Đen của Nga sẽ được biên chế tổng số 6 chiếc tàu ngầm điện diesel thuộc Dự án 636. Hiện tại, chiếc tàu ngầm thứ 3 và thứ 4 thuộc lớp này, mang tên Stary Oskol và Krasnodar, đang được đóng tại nhà máy đóng tàu trên.
Dự kiến, trong 2 năm tới, Hạm đội Biển Đen của Nga sẽ được biên chế tổng số 6 chiếc tàu ngầm điện diesel thuộc Dự án 636. Hiện tại, chiếc tàu ngầm thứ 3 và thứ 4 thuộc lớp này, mang tên Stary Oskol và Krasnodar, đang được đóng tại nhà máy đóng tàu trên.
Lớp tàu này được thiết kế với sự kết hợp khả năng tàng hình cao với khả năng phát hiện và tấn công các tàu của đối phương từ khoảng cách xa. Với khả năng tàng hình cao như vậy nên tàu được các nước phương Tây gọi là “hố đen dưới lòng đại dương”.
Lớp tàu này được thiết kế với sự kết hợp khả năng tàng hình cao với khả năng phát hiện và tấn công các tàu của đối phương từ khoảng cách xa. Với khả năng tàng hình cao như vậy nên tàu được các nước phương Tây gọi là “hố đen dưới lòng đại dương”.
Được trang bị 18 quả ngư lôi, 8 tên lửa đất đối không, các tàu ngầm thuộc dự án 636 có khả năng mở rộng phạm vi chiến đấu và tham chiến tấn công các mục tiêu trên đất liền, mặt nước và dưới nước. Tàu ngầm lớp này có thể di chuyển với tốc độ 37 km/giờ. Ngoài ra, tàu còn có khả năng thực hiện nhiệm vụ tuần tra liên tục trong 45 ngày và mang theo thủy thủ đoàn gồm 52 người.

Được trang bị 18 quả ngư lôi, 8 tên lửa đất đối không, các tàu ngầm thuộc dự án 636 có khả năng mở rộng phạm vi chiến đấu và tham chiến tấn công các mục tiêu trên đất liền, mặt nước và dưới nước.

Tàu ngầm lớp này có thể di chuyển với tốc độ 37 km/giờ. Ngoài ra, tàu còn có khả năng thực hiện nhiệm vụ tuần tra liên tục trong 45 ngày và mang theo thủy thủ đoàn gồm 52 người.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại