Sự trỗi dậy của 3 oanh tạc cơ lừng danh Nga

Tùng Dương |

Tưởng như không còn “đất diễn” sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, các oanh tạc cơ Tu-160, Tu-95 và Tu-22M bất ngờ trỗi dậy sau khi quan hệ giữa Nga và phương Tây đột ngột căng thẳng từ đầu năm 2014.

Sau hàng chục năm, Tu-160, Tu-95 và Tu-22M lại tiếp tục chứng minh sức mạnh dăn đe hạt nhân ưu việt của mình.

Tu-160 được Nga mệnh danh là “Thiên nga trắng”, trong khi giới quân sự phương Tây mệnh danh là “chiếc dùi cui”. Đây là mẫu chiến đấu cơ đa năng, được thiết kế để thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau.
Tu-160 được Nga mệnh danh là “Thiên nga trắng”, trong khi giới quân sự phương Tây mệnh danh là “chiếc dùi cui”. Đây là mẫu chiến đấu cơ đa năng, được thiết kế để thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau.
Sức mạnh của Tu-160 được thể hiện trong 2 khoang chứa vũ khí khổng lồ có thể mang các loại tên lửa hành trình chiến lược, tên lửa có hướng dẫn tầm ngắn, bom hạt nhân, bom thông thường, địa lôi và thủy lôi, với tổng trọng lượng tối đa 40 tấn.
Sức mạnh của Tu-160 được thể hiện trong 2 khoang chứa vũ khí khổng lồ có thể mang các loại tên lửa hành trình chiến lược, tên lửa có hướng dẫn tầm ngắn, bom hạt nhân, bom thông thường, địa lôi và thủy lôi, với tổng trọng lượng tối đa 40 tấn.

Hãng Tupolev đã bắt đầu thiết kế mẫu máy bay này từ năm 1975 dưới sự lãnh đạo của V.I. Bliznuk. Ngày 19/12/1981 Tu-160 tiến hành chuyến bay thử nghiệm đầu tiên.

Năm 1985, Liên Xô quyết định cho sản xuất hàng loạt khoảng 100 chiếc Tu-160, nhưng rút cục chỉ có 30 chiếc ra đời trước khi dây chuyền sản xuất nhận lệnh đóng cửa vào năm 1992.

Hãng Tupolev đã bắt đầu thiết kế mẫu máy bay này từ năm 1975 dưới sự lãnh đạo của V.I. Bliznuk. Ngày 19/12/1981 Tu-160 tiến hành chuyến bay thử nghiệm đầu tiên.

Năm 1985, Liên Xô quyết định cho sản xuất hàng loạt khoảng 100 chiếc Tu-160, nhưng rút cục chỉ có 30 chiếc ra đời trước khi dây chuyền sản xuất nhận lệnh đóng cửa vào năm 1992.

Tu-95 Bear (Gấu) cùng nhiều phiên bản khác đầu tiên được phát triển để trở thành loại máy bay ném bom chiến lược từ thời những năm 1950, tuy nhiên trong 60 năm qua, nó đang thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau.
Tu-95 Bear (Gấu) cùng nhiều phiên bản khác đầu tiên được phát triển để trở thành loại máy bay ném bom chiến lược từ thời những năm 1950, tuy nhiên trong 60 năm qua, nó đang thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau.
Giống với máy bay ném bom B-52 của Mỹ, những chiếc Bear hiện đại đã được cải tiến vượt bậc. Ngoài chức năng chính, Bear có thể trinh sát tầm xa, tuần tra biển, và “hiện diện”  hạt nhân.
Giống với máy bay ném bom B-52 của Mỹ, những chiếc Bear hiện đại đã được cải tiến vượt bậc. Ngoài chức năng chính, Bear có thể trinh sát tầm xa, tuần tra biển, và “hiện diện”  hạt nhân.
Trong một cuộc xung đột, Tu-95 có thể tấn công tên lửa hành trình các mục tiêu NATO một cách an toàn từ không phận Nga, cũng như trinh sát phản ứng của phương Tây. 50 trong số 500 nguyên mẫu Tu-95 vẫn đang phục vụ trong Không quân Nga.
Trong một cuộc xung đột, Tu-95 có thể tấn công tên lửa hành trình các mục tiêu NATO một cách an toàn từ không phận Nga, cũng như trinh sát phản ứng của phương Tây. 50 trong số 500 nguyên mẫu Tu-95 vẫn đang phục vụ trong Không quân Nga.
Máy bay ném bom Tu-22M “Backfire” là một trong những “sát thủ” thời Chiến tranh Lạnh. Vốn được phát triển để trở thành loại máy bay ném bom tầm trung – tầm xa, Backfire có khả năng tác chiến tấn công tàu sân bay.
Máy bay ném bom Tu-22M “Backfire” là một trong những “sát thủ” thời Chiến tranh Lạnh. Vốn được phát triển để trở thành loại máy bay ném bom tầm trung – tầm xa, Backfire có khả năng tác chiến tấn công tàu sân bay.
Một máy bay siêu âm cánh mũi tên như Backfire đã gây nỗi kinh hoàng cho mọi hệ thống thống phòng không phương Tây, bởi nó có tầm bay vượt trội so với tầm bao phủ của các tên lửa đánh chặn.
Một máy bay siêu âm cánh mũi tên như Backfire đã gây nỗi kinh hoàng cho mọi hệ thống thống phòng không phương Tây, bởi nó có tầm bay vượt trội so với tầm bao phủ của các tên lửa đánh chặn.

Khoảng 90 chiếc Backfire vẫn đang hoạt động trong Không quân Nga, ngoài ra khoảng 50 chiếc thuộc sở hữu của Hải quân nước này.

Trong một cuộc xung đột giữa Nga với bất kỳ đối thủ nào, thì Tu-22M vẫn là nỗi khiếp sợ đối với bất kỳ lực lượng hải quân nào.

Khoảng 90 chiếc Backfire vẫn đang hoạt động trong Không quân Nga, ngoài ra khoảng 50 chiếc thuộc sở hữu của Hải quân nước này.

Trong một cuộc xung đột giữa Nga với bất kỳ đối thủ nào, thì Tu-22M vẫn là nỗi khiếp sợ đối với bất kỳ lực lượng hải quân nào.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại