Sau khi làm việc vài năm, ông Eric Lusito đã quyết định từ bỏ công việc của mình để đi chu du khắp các cung đường châu Âu với chiếc máy quay phim.
Nhiếp ảnh gia Lusito đã có cơ hội trò chuyện với một giáo sư địa lý tại Cộng hòa Séc. Chính vị giáo sư này đã mời Lusito thực hiện chuyến thám hiểm một căn cứ quân sự dưới thời Liên Xô cũ.
Ông Lusito cho biết đây là một chuyến đi với những kinh nghiệm thay đổi cuộc đời mình. "Tôi bắt đầu hiểu được sức mạnh hiện diện và cả nỗi kinh hoàng mà Hồng quân Liên Xô thể hiện. Tôi quyết định đi tìm hiểu các căn cứ quân sự bị bỏ hoang nằm trên vùng lãnh thổ xưa của Liên Xô, cùng những tàn tích về sức mạnh mội thời của Hồng quân", nhiếp ảnh gia Lusito chia sẻ.
Ông Lusito đã đi khắp các khu vực thuộc lãnh thổ xưa của Liên Xô và các nước Cộng sản từ Đông Đức tới Mông Cổ, từ Ba Lan tới Kazakhstan để tìm hiểu về những căn cứ quân sự bị bỏ hoang.
Trong đó căn cứ quân sự tại Choibalsan, Mông Cổ là một trong những căn cứ quân sự được ông Lusito chú ý nhất bởi đây từng là nơi đóng quân của các quân nhân Liên Xô cùng nhân viên hỗ trợ và gia đình của họ. Trong thời kỳ huy hoàng, căn cứ này đã đón nhận hơn 300.000 người tới sinh sống nhưng hiện nay con số này chỉ còn 39.000 người.
Sư đoàn xe tăng bảo vệ số 2, Mông Cổ.
Xây dựng vào thập niên 70, căn cứ quân sự tại Mông Cổ được thiết kế với hệ thống đường băng dài hơn 3 km và được xem là tuyến phòng thủ trước các cuộc giao tranh với Trung Quốc.
Máy bay MiG-21 thuộc Trung đoàn chiến đấu cơ số 126, Mông Cổ.
Các đài quan sát dọc khu vực đường sân bay được xây dựng với hệ thống bê tông gia cố nhằm bảo vệ cho lực lượng máy bay chiến đấu. Tuy nhiên giờ đây chúng đã bị bỏ hoang.
Trung đoàn chiến đấu cơ số 126, Mông Cổ.
Trả lời tờ Business Insider, ông Lusito nhấn mạnh các căn cứ quân sự biểu tượng cho sức mạnh vô song một thời của Hồng quân Liên Xô đang bị thời gian dần phá hủy. Trong khi ngay trên bức tượng tại căn cứ quân sự có dòng chữ: "Toàn bộ công trình này được dân nhân xây dựng và cần được bảo vệ".
Aliosha, Sư đoàn súng máy số 41, Mông Cổ.
Những tòa nhà quân sự được xây dựng với mức chi phí tiết kiệm nhất có thể song vẫn phải đảm bảo các tiêu chuẩn thiết kế.
Quân đoàn máy bay số 44, Mông Cổ.
Đây từng là khu vực sinh sống của các sĩ quan và gia đình họ. "Các căn cứ quân sự dưới thời Liên Xô được xây dựng tách biệt với khu vực thị trấn, nó đã phản ảnh được phần nào văn hóa kín đáo của Liên Xô", ông Lusito chia sẻ.
Quân đoàn súng trường số 12, Mông Cổ.
Căn cứ quân sự này nằm gần với phía bắc sa mạc Gobi tại Mông Cổ và giờ biến mất trước sự bao phủ của cát bụi.
Trung đoàn pháo binh số 677, Mông Cổ.
Được xây dựng vào năm 1956, căn cứ quân sự này ra đời với mục đích theo dõi tàu vũ trụ không người lái Sputnik. Nó từng là một trong những căn cứ quân sự hiện đại nhất dưới thời Liên Xô để quan sát vũ trụ.
Tổ hợp Đánh giá và chỉ huy độc lập số 44 tại Kazakhstan.
Nhiều tàn tích vẫn còn hiện diện trong các tòa nhà của căn cứ này. Bắt đầu từ năm 1970, toàn bộ người dân Liên Xô đã phải dùng mặt nạ phòng độc.
Lượng lớn mặt nạ phòng độc tại Trung tâm Tình báo sử dụng sóng vô tuyến phát hiện các vật thể vũ trụ độc lập số 649, Latvia.
Cạnh chân dung nhà lãnh tụ Lenin là bức tranh miêu tả cuộc chiến của Liên Xô tại Afghanistan và hình ảnh một anh lính trong cuộc Nội chiến tại Nga.
Câu lạc bộ tại Trung tâm radar cảnh báo sớm độc lập số 129, Latvia.
Căn cứ tại Latvia từng là nhà của Hạm đội Baltic song giờ nó đã bị bỏ hoang.
Đội tàu ngầm số 14, Latvia
Căn cứ này nằm gần khu vực biên giới với Đức và Cộng hòa Séc, với đường băng dài 2,4 km và phù hợp với hoạt động cánh và hạ cánh của mọi loại máy bay.
Lực lượng bảo vệ độc lập số 164 tại Trung đoàn giám sát trên không Kerchensky, Ba Lan.
Khi các binh sĩ nhận lệnh di chuyển sang căn cứ tại Latvia, họ đã mang theo mọi đồ vật có giá trị và để lại 60 tòa nhà trống trơn cùng nhà kho, chưng cư, một trường học, câu lạc bộ và phòng tập thể hình.
Trung tâm radar cảnh báo sớm độc lập số 129, Latvia.
Sự kiện Liên Xô đánh bại Đức quốc xã trong Thế chiến thứ hai được thể hiện trong những tác phẩm nghệ thuật "Cuộc chiến Ái quốc vĩ đại".
Sư đoàn tên lửa số 57, Kazakhstan.
Nhiếp ảnh gia Lusito đã gặp không ít khó khăn trong quá trình tiếp cận căn cứ tên lửa này bởi nó nằm sâu trong thảo nguyên của Kazakhstan.
Sư đoàn tên lửa số 57, Kazakhstan.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ tờ Business Insider, một trang tin công nghệ lớn của Mỹ. Business Insider nổi tiếng bởi các bài viết tổng hợp từ nhiều nguồn tin với các chủ đề nổi trội liên quan đến công nghệ, chính trị, quân sự…